Họp ở một nhà,
Khí tốt chung đúc,
Ấy là thế đấy
Bèn dựng đền riêng,
Tỏ lòng khuyến khích
Hàng năm đến tháng trọng xuân
(Hạng trọng thu)
Sai quan đến tế.
Làng Đường Long nọ,
Chôn cất ở đó,
Tiếng anh hùng để lại muôn đời,
Như non cao, như biển rộng,
Năm Đồng Khánh thứ 1, tháng 11, phụ thần là Nguyễn Hữu Độ dâng sớ
nói: Tri Phương là bậc tuổi già đức lớn của tiên triều, trải làm việc trong,
ngoài, tất có công lao. Năm trước, viên ấy bị can, cũng có công tội. Xin gia
ơn cho viên ấy khai phục hàm tước và chuẩn cho liệt thờ vào thờ ở đền
Hiền Lương. Đến khi đình nghị cho là Tri Phương phù tá 3 triều trải làm
việc trong, ngoài, công vũ rõ rệt, không ai nói gì khác. Trước được liệt vào
thờ ở Trung Nghĩa, là chỉ kể về một tiết quyên sinh thôi, chưa đủ để nêu ra
sự huân lao, hiền của Phương, mà để tỏ sự phân biệt. Xin cho được bầy thờ
vào án chính ở đền Hiền Lương để cho yên ủi linh hồn ở chín suối. Vua y
lời nghị.
Con trưởng của Phương là Ngọc được tập phong Tráng liệt tử bổ Cấm Binh
Cai đội, trông coi việc thờ cúng. Con thứ là Lâm và em là Duy, chép truyện
ở sau. Cháu đích tôn là Thiện, do đỗ Tú tài, năm Thành Thái thứ 4, đi thi
Hội, được thứ trúng cách; thi Điện đỗ Phó bảng, làm quan đến Hàn Lâm
viện Thị độc.
Lâm tên tự là Mặc Hiên, lấy công chúa Đồng Xuân, bổ làm Phò mã Đô úy.
Năm Tự Đức thứ 24, người cha của Lâm là Tri Phương ở quân thứ Tam
Truyện. Lâm vì lâu không được hầu cha sớm tối, dâng sớ xin đi thăm cha.
Sau theo cha về thành Hà Nội, đóng quân ở quân thứ. Bấy giờ, quân Pháp
đánh hãm Hà Thành. Tri Phương đốc quân kháng cự, sai con là Lâm giữ