Năm thứ 26, bổ thụ Hồng Lô tự thiếu khanh, sung làm Phó sứ sang Yên
Kinh. Sau khi đi việc công trở về, được Thự án sát sứ Hải Dương, sau bị tội
vì khi trước ở Thuận Thành, kho chứa để thiếu, phải giáng 4 cấp, không
được làm nữa. Ít lâu được khai phục Quang Lộc tự thiếu khanh biện lý bộ
Công; rồi Thự Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Lại cho Thự Hồng Lô tự khanh,
biện lý bộ Lễ.
Năm thứ 35 được bổ Bố chính sứ Bắc Ninh.
Năm Kiến Phúc thứ 1, sau khi tỉnh thành có sự, cho Tu quyền lý Tổng đốc
Ninh Thái.
Khoảng năm Hàm Nghi được thụ Tổng đốc, rồi xin phép về làng, gặp binh
biến nên bị hại. Con là Hoằng Nghi ấm thụ Kiểm thảo; Hoằng Oánh,
Hoằng Lược vì theo làm việc có công lao, được bổ chức huyện; Thúc, đỗ
Cử nhân.
Phạm Đình Hổ
Tên tự là Bỉnh Trực, người huyện Đường An, Hải Dương, cha là Giáp, đỗ
Hương cống đời Cảnh Hưng nhà Lê, làm quan đến Thái bộc tự khanh.
Đình Hổ thuở nhỏ thích học, đi thi trường bị trượt, mới hết sức đọc sách,
phần nhiều thuộc cả điển cổ, người đều suy tôn.
Năm Minh Mạng thứ 2, vua đi tuần ra Bắc, nghe tiếng gọi vào ra mắt ở
hành tại, được vua hỏi chuyện, Đình Hổ bày tâu xứng ý. Vua sai cấp lương
cho Hổ theo lệ Hương cống hành tẩu ở 6 bộ. Đình Hổ làm biểu và dâng cả
2 quyển Lê triều hội điển, 1 quyển Bang giao điển lệ, các tập Thư giản sử
quán sách phong về năm Cảnh Hưng Tân Ty nữa. Sau Đình Hổ được triệu
về Kinh bổ Hành tẩu viện Hàn Lâm, rồi xin về.
Năm thứ 7, được triệu vào Kinh bổ Hàn Lâm Biên tu, rồi tiến lên Thừa chỉ.
Đình Hổ lại dâng các bản An Nam Chí, Ô Châu Cận Lục. Vua khen,
thưởng cho vàng, lụa và thăng tế tửu Quốc Tử Giám.
Năm thứ 8, Đình Hổ nghỉ phép. Nhưng có chỉ thúc dục ra làm việc. Đình
Hổ lấy cớ là bệnh lâu khỏi, xin thôi việc ở Quốc Tử Giám, lại về làm Thừa
chỉ. Được ít lâu, lại bổ Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ, cho được theo triều
ban tâu việc.
Năm thứ 30, Đình Hổ lấy cớ có bệnh xin về, rồi chết, tuổi hơn 20.