Bá Đạt, tính nghiêm chỉnh, người không dám kêu xin về việc riêng, gặp
việc giữ một mực. Rồi sau vì khám xét án phản nghịch trong thuộc hạt, lầm
lỡ buộc tội nặng cho người nên bị tội, rồi sau chết. Đầu năm Tự Đức, được
truy phục Viên ngoại lang bộ Lại.
Phạm Hữu Nghi
Tên tự là Trọng Vũ, tên hiệu là Đạm Trai. Tiên tổ là người Nghệ An, nhập
tịch ở đây. Nghi thuở nhỏ thông sáng, lúc lên 5, 6 tuổi, cha là Văn Vận dạy
Nghi học Đường thi, qua miệng là đọc thuộc. Khi Nghi đi học thầy, cử chỉ
đứng đắn như người lớn.
Năm Minh Mạng thứ 2, đỗ Hương tiến, bắt đầu bổ Điển bạ, thăng dần đến
Tu soạn, sung làm chức Hành nhân sứ bộ đi sang nước Thanh. Đến khi về,
vì việc đệ trạm không hợp lệ bị cách chức hiệu lực (229), rồi phái đi công
cán ở Giang Lưu Ba, được khôi phục làm Tư vụ, thăng Chủ sự; trải làm
quan Tri phủ 3 phủ An Nhân, Hoài Đức, Hoài Nhân. Vì có tiếng là văn
hạnh, được thăng Thị giảng, sung Tán thiện, đổi làm Tư nghiệp, thăng bổ
án sát sứ Nghệ An. Chưa bao lâu, đổi vào Kinh, thăng Quang Lộc tự khanh,
sung Sử quán Toản tu. Đầu năm Tự Đức, ứng chế làm bài thơ "Nguyệt
trung quế" (230) là bài phú được xứng ý, thăng thụ Hữu Tham tri bộ Lễ,
sung làm nhật giảng quan ở Kinh diên.
Năm thứ 7, Nghi tâu xin kiếm xét tự năm Gia Long thứ 1 cho đến năm
Thiệu Trị thứ 7, phàm các văn thể như sắc mệnh, chiếu cáo tiên biểu, thư,
sớ, bi kí, lộ bố (231) và tán tụng, tự bạt (232) do các thần công nghĩ soạn
ra, chọn bài nào hay hơn cả, chia từng môn, định từng loại, biên chép vào
thành tập nhan đề là "Đại Nam văn uyển thống biên", để cho điển chương
thời thịnh trị, lưu tr lâu dài. Vua khen là phải, sai Nghi trông coi việc làm.
Khi biên thành tập được 76 quyển, gồm có 1.421 bài.
Năm thứ 15, Nghi vì già yếu, xin viện lệ cáo về. Vua hậu cho bạc lụa, mũ
áo để ưu đãi. Tháng 3 năm ấy, Nghi chết, tuổi 66. Tin báo tang đến tai vua,
vua cho thêm 500 quan tiền.
Hữu Nghi thông các kinh, học rộng, lúc mới sung làm hành nhân, có làm
tập "Sứ yên tùng vịnh", danh sĩ ở Trung Quốc cũng đều khen thưởng. Lại
có tập thơ "Đạm trai" lưu hành ở đời. Nghi, lúc ngày thường, lưu ý đến quê