thích chơi bời, nên bị vua quở trách. Thánh tổ khi chưa lên ngôi hai ba lần
xin tha hộ cho. Sau ông biết hối cải, hành độ
ng theo lễ phép. Vua khen. Năm Gia Long thứ 16, được phong làm Định
Viễn Công. Năm Thiệu Trị thứ 2, vua ngự giá Bắc tuần, ông theo hầu; khi
vua nhận sách phong do sứ nhà Thanh đem sang, ông được sung chức Ngự
tiền Thân thần nhận sắc. Đến khi trả về, đư ợc ban thưởng hậu. Năm Tự
Đức thứ 16, ông chết, thọ 67 tuổi. Ông là người trung hậu thanh kiệm, kính
giữ chức phiên vương. Ngày chết, vua nghe tin thương tiếc lắm, nghỉ chầu
3 ngày, tấn tặng làm Quận vương, cho thuỵ là Đôn Lượng, cấp 10 mẫu
ruộng để thờ cúng, dựng đền thờ ở xã Dương Nỗ, thuộc huyện Phú Vinh.
Có 42 con trai, 31 con gái. Con trưởng là Tĩnh Cơ, năm Thiệu Trị thứ 3, ân
phong làm Bái Trạch Đình Hầu. Con thứ 9 là Tĩnh Long, năm Tự Đức thứ
26 ân phong làm Phụng Quốc khanh.
Từ Sơn Công Nguyễn Phúc Mão
Là con thứ 13 của Thế Tổ Cao Hoàng Đế, mẹ là Chiêu dung họ Nguyễn
Văn, sinh năm Gia Long thứ 12, năm Minh Mệnh thứ 6 được phong làm Từ
Sơn Công. Tết Nguyên Đán năm thứ 14, ông được khâm mệnh đi tế thay
vua, vì chậm trễ, vua giận giao xuống cho phủ Tôn Nhân nghị tội, phạt
lương 3 năm. Sau biết hối, chịu khó đọc sách, hành động theo lễ phép, kính
giữ chức phiên vương. Vua khen, Tự Đức năm thứ 2, vua thấy ông tuổi cao
đức tốt, miễn cho khi thường triều khỏi phả lạy, để tỏ lễ ưu hậu. Năm thứ 7,
mùa xuân tháng 2, vua đến thăn nhà Thái học, ông theo hầu, vâng lệnh làm
10 bài ca Thị học.
Bài thứ I
Trời yêu nước Nam, đóng đô Phú Xuân, thánh thần truyền nối, vun đắp dần
dần.
Nhà học rèn tài, giáo hoá trau dồi, lâu ngày cảm hóa, không chán lòng
người.
Bài thứ II
Thánh bắt chước trời, dựng vua và thầy, đạo tâm rõ rệt, Thánh học nối hay.
Xét ra điển cũ, làm lễ long sùng, thêm rạng công tước, tuyền mãi không
cùng.