Khiêm phụng sự, theo đúng lễ cửu ngu, làm lễ tốt khốc. Sau khi tế đàm,
rước thần chủ thăng phụ vào án tả nhị Thế miếu. Rước thánh vị thăng phối
án tả nhị điện Phụng Tiên và án chính điện Hòa Khiêm. Đền Lệ Quốc công
và đền Tích Trỉ, 2 đền hàng năm chi tiền công phụng tự.
Hậu là con nhà quan to, trí đức hiền hạnh, nối được tiếng tốt của Nghi
Thiên Chương Hoàng Hậu. Khiêm đức tôn quang, khôn hậu tái vật, trong
giúp trị hóa 36 năm của Dực Tôn Anh Hoàng Đế. Tu tề dựng đức hóa, ung
mục thành thái hay. Phúc để cung ru, ân ra thần thứ, thái bình thấm thía
thực là tốt lắm thay. Đến Hàm Nghi năm thứ nhất, ngẫu gặp biến cố, vẫn
nghĩ đến xã tắc làm trọng quyền thời thì nghi trên giúp mẹ hiền, ngoài tốt
lân hiếu. Cho nên hay quyết đại mưu, định đại kế đem thiên hạ âu vàng
không mẻ truyền cho văn tử văn tôn, rồi được cung cấm lại sạch, giá
chuông như cũ, há chả phải lòng nhân chí sáng phát ra xa à? Dẫu Mã hậu
Đặng hậu nhà Hán, Cao hậu Tào hậu nhà Tống cũng không hơn được, câu
đời xưa gọi là nữ trung Nghiêu Thuấn, nay lại thấy đấy Lễ tân Nguyễn Thị
Bích tự Lang Hoàn. Người huyện An Phúc, đạo Ninh Thuận là con gái thứ
4 của Thanh Hóa Thừa nguyên Bố chính sứ Hộ lý Tổng đốc Nguyễn
Nhược Sơn. Mẹ là Thục nhân Nguyên thị. Lúc có thai, mộng thấy sao bích
vào miệng, nhận nuốt xuống đến lúc sinh con gái, đặt tên là Nguyễn Thị
Bích. Thị lúc bé thông minh có tiếng văn học. Năm Tự Đức thứ 1, Thị mới
19 tuổi, Phụ chính đại thần Lâm Duy Nghĩa làm biểu dâng lên. Kính vâng
Dực Tôn Anh Hoàng Đế bảo làm thơ tảo mai, Thị lập tức làm thành bài
thơ, có câu rằng: "Nhược giao dụng như hòa canh vị, ngự tác lương thần
phụ Hữu Thương", nghĩa là nếu khiến dùng mày hòa vị canh, xin làm
lương thần giúp Hữu Thương. Vua khen tốt, thưởng cho 20 đĩnh bạc, tuyển
vào cung sung làm việc ở Viện Thượng nghi. Năm thứ 3, phong làm Tài
nhân, khi chầu hầu trong cung và theo đi du hạnh nhiều lần ứng chế. Vua
nghĩ Thị thông minh và cung cẩn cũng yêu, dạy cho làm thơ, làm nữ môn
sinh của thiên tử. Năm 13, phong làm Mỹ nhân, liền phong làm Quý nhân,
tấn phong làm Tiệp dư. Giản Tôn Nghị Hoàng Đế, Cảnh Tôn Thuần Hoàng
Đế lúc ở tiềm để (nhà riêng lúc chưa làm vua), vua sai dạy kinh điển, và
dạy tập nội đình. Trong cung gọi là Tiệp dư phu tử. Năm 36, Dực Tôn Anh