ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 115

Hôm cất đám, Pháp quan lớn nhỏ đều tới đưa đám và cho binh mã đi diễu
võ (33) đến hai ba trăm người; còn quan lại sĩ thứ khắp toàn Bắc kỳ, được
cầm đầu dây buộc ở xe quan tài hoặc đi đưa đám kể có vạn người có lẻ, vì
thành tín sẵn có cùng ân nghĩa cảm hệ mới được như thế. Thực là bậc trung
hưng tể phụ ở quốc triều mà văn chương sự nghiệp có phong tiết như cổ đại
thần, nên sau Quảng Khê Trương quận công lại có hoa khai kế tiếp: Sinh
thời có trước tác bộ “Kim Giang Thi văn toàn tập" và "Tây sà thi tập" phát
hành ở đời. Con có 2 người là Duy Tiếp, Duy Môn đều đỗ đạt vinh hiển;
Duy Tiếp đỗ cử nhân năm Thành Thái thứ 3, làm quan đến Sơn Tây án sát
sứ. Duy Môn đỗ cử nhân năm Thành Thái thứ 12 bổ làm Chủ sự.

QUYỂN 31

TRUYỆN CÁC QUAN - MỤC XXI

Phạm Sĩ Ái

Tự là Đôn Nhân, người huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương, tằng tổ là
Thuyên đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng Lê Hiển Tông (1740) làm quan cấp sự
trung. Sĩ Ái, Minh Mạng năm thứ 13 (1832) đỗ tiến sĩ, lúc đầu bổ vào viện
Hàn lâm, cùng với người đồng huyện là Phan Trứ đều danh vọng ngang
nhau, bổ Tri phủ Cam Lộ, rồi chuyển vào làm viên ngoại lang Bộ Lại,
chuyển làm Lang trung, đổi ra làm án sát sứ ở Hà Tĩnh, lại vào làm Thị
lang Bộ Binh, năm thứ 21 (1840) sung Chủ khảo trường Gia Định, rồi ốm
chết, có trước tác bộ "Nghĩa Khê thi tập".

Phụ chép Phan Trứ: Tự Thành Chương, cùng với Sĩ Ái đỗ tiến sĩ cùng một
năm, lúc đầu bổ vào viện Hàn lâm trải viên ngoại lang Bộ Binh, rồi Án sát
sứ Quảng Bình, chuyển vào Tả thị lang Bộ Lại, chuyển làm Bố chính sứ
Bình Định, rồi lại triệu về coi việc bộ. Tự Đức năm đầu (1848) đổi Bố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.