ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 174

Năm thứ 15 (1862) ở Hải Dương báo động có giặc, đã tiến gần vây tỉnh
thành, tờ hịch đưa cáo cấp, vua xuống lệnh cho đề cử người nào có thể thay
được Tổng đốc Hải Dương, các quan đều cử Tam Tỉnh. Vua sai ông làm hộ
lý Tổng đốc Hải An, nhân đó truyền cho bộ Hội đồng cùng với đại quân
trước hết đánh lấy lại phủ Bình Giang, rồi đánh luôn mấy trận phá được
giặc, tỉnh thành giải được vây (đã nói ở truyện Trương Quốc Dụng). Khi
xét công trạng được tiến lên thăng Tuần phủ, nhưng vẫn hộ đốc.

Năm thứ 21 (1868) cùng với hải phòng sứ là Phan Bân tâu xin cho đặt các
việc tuần phòng ở ngoài sông. Mùa đông năm ấy cho ông được thực thụ.

Tam Tỉnh là người đoan trang kín đáo, giữ trách nhiệm 7 năm, thanh liêm
chăm chỉ tự mình cố gắng nên được tiếng về hành chính, rồi mắc việc phải
chuyển làm Hồng lô tự khanh sung hiệp lý việc tuần phòng ở ngoài biển, bị
ốm xin về rồi mất. Được truy phục Bố chính sứ Hải Dương. Tới nay ở Hải
Dương đều khen Tam Tỉnh là lương mục. Tam Tỉnh khi trước tên là Nhật
Tỉnh, sau đổi tên như ngày nay. Con là Trọng Mưu đỗ tiến sĩ, nay lĩnh đốc
học Quảng Ngãi và Cát Xu, Trọng Nghị đều đỗ hương tiến. Cháu Trọng
Mưu là Huy Nhuận cũng cùng Trọng Mưu đỗ tiến sĩ cùng khoa, làm một họ
có danh vọng ở Việt An.

>

Lê Quang Bỉnh

Tự là Trọng Thao, hiệu là Thận Trai, người huyện Hương Trà tỉnh Thừa
Thiên. Khoảng Minh Mạng năm đầu (1820) ghi tên vào sổ lại, chuyển Bát
phẩm niết ty ở tỉnh Gia Định, vì bắt giặc thường có công. Tự Đức năm thứ
7 (1854) Nam kỳ Kinh lược đại sứ là Nguyễn Tri Phương cho kham nổi
công cán đề cử lên đứng đầu trong hàng lại dịch. Năm thứ 12 (1859) mùa
xuân, quân Pháp hãm thành Gia Định, quan quân ta dời đóng ở đại đồn để
triệu mộ quân nghĩa dũng, Quang Bỉnh khuyến mộ được 300 đi theo. Gặp
nước Cao Man nhân có hiềm khích quấy nhiễu ngoài biên, Quang Bỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.