ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 202

liền kề thung lũng ở các tỉnh Sơn, Hưng, Thanh, Ninh, xin đặt những đồn
núi tích trữ lương thực để tiện việc phòng giữ", vua giao cho đình thần bàn.

Năm ấy Túc được vời đến bàn việc. Khi vào yết kiến, vua yên ủi, thăm hỏi
cho mỗi tháng lĩnh nửa lương cũ để chi dùng và sai quan hữu tư thỉnh
thoảng thăm nom.

Năm thứ 35 (1882) Hà Nội lại thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu hy sinh. Vua
thấy Đình Túc giỏi giang, lão luyện, lại dùng cho sung Khâm sai đại thần,
lĩnh Hà Ninh Tổng đốc đi giảng thuyết lấy lại thành trì rồi tùy tiện mà vỗ
về cho yên. Xong việc, mùa đông năm ấy xin về hưugặp chiến dịch Thuận
An, lại tạm gọi ra làm Lễ bộ Thượng thư sung làm Định ước toàn quyền đại
thần, đi thương nghị giảng hòa. Đình Túc sau khi về hưu, thấy thời buổi
đương lúc nhiều việc khó khăn, không làm gì mà ngồi ăn lương thời không
yên tâm, trước sau nhiều lần dâng sớ từ chối, vua đều xuống ưu chiếu
không cho từ.

Năm Thành Thái thứ 3 (1891) dụ rằng: "Trần Đình Túc là bậc cựu thần lão
thành, hồi hưu đã hơn 10 năm, nay tuổi, đức đều cao, rất đáng khen ngợi.
Vậy thực thụ là Hiệp biện đại học sĩ, cấp (mỗi tháng) nửa lương như cũ.
Đến năm Thành Thái thứ 4 (1892) thời mất tại nhà. Thọ 84 tuổi. Được tin
báo tang, vua sai hậu cấp cho để lo việc tang và ban tế. Túc có làm ra
quyển "Tiên Sơn toàn tập". Con là Đình Phác đã trải nhiệm nhiều chức, nay
bổ Kinh triệu doãn.

Nguyễn Tấn

Nguyễn Tấn, tên tự là Tử Vân, người Quảng Ngãi. Tổ tiên quê ở Chương
Nghĩa, sau dời đi Thạch Trụ thuộc Mộ Đức làm nhà ở. Ông của Tấn là
Công Tuy làm Tri phủ Kiến Xương, có lỗi phải miễn chức. Tấn chăm học.
Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đỗ hương tiến, bắt đầu được bổ giáo thụ, rồi
làm quan Tri huyện, Tri phủ, có tiếng thanh liêm, công bằng. Năm Tự Đứ
thứ 3 (1855) làm Giám sát ngự sử, đàn hặc nhiều việc hợp ý vua. Gặp bấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.