ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 274

đánh, nhân mang về cho theo quân thứ hiệu lực để sai phái, không được
bao lâu thời mất, năm 71 tuổi.

Văn Hùng có tướng tài, lâu năm trong hàng trận, cứ ngã rồi lại dậy, thực là
công lao, tài năng. Vua thương nhớ, cho truy phục hàm chưởng vệ vẫn giữ
tước Nam. Có 3 người con là Phong, Mưu, Kế: Phong chân ấm sinh theo
tỉnh làm việc; Mưu, Kế, đều được vào Anh danh.

Nguyễn Đức Đạt

Tự là Khoát Như, người Thanh Chương, Nghệ An (Nay thuộc làng Hoành
Sơn huyện Nam Đàn). Cha tên là Quang, đỗ hương cống triều Gia Long,
làm đến Lại bộ viên ngoại lang. Đức Đạt, khoa Quý sửu Tự Đức năm thứ 6
(1853), cùng với người cùng tổng là Nguyễn Văn Giao (71) cùng đỗ Đệ
nhất giá sĩ cập đệ đệ tam danh; một khoa 2 Thám hoa, từ xưa hiếm có. Bắt
đầu thụ chức Hàn lâm viện thị giảng lĩnh Đốc học Nghệ An, rồi triệu về
làm Kinh kỳ đạo chưởng ấn. Năm thứ 23 (1870) lại lĩnh Đốc học Nghệ An,
rồi Hộ lý tuần phủ Hưng Yên. Năm thứ 26 (1873), Bắc Kỳ có cáo cấp Đức
Đạt vỗ yên lại, dân, giữ vững đều được vô sự, bảo toàn cho hạt mình, có
chiếu thư ban khen và cho thực thụ.

Đức Đạt vốn có danh tiếng lớn, khi tuổi già ăn mặc xoàng xĩnh, gởi tâm
hồn nơi non nước, lấy giảng dạy trước thuật tự mua, dong chơi nơi đồng
ruộng tới hơi mười năm, rồi mất năm 63 tuổi. Sách làm ra có các tập: "Nam
Sơn song khóa", "Hồ dạng thi", "Vịnh sử", "Việt sử thăng bình", "Cần kiệm
vựng biên", "Khảo cổ ức thuyết". Con là Khản Như, đỗ hương tiến, Thao,
tú tài.

Lê Tuấn

Người Kỳ Anh thuộc Hà Tĩnh. Đỗ tiến sĩ Tự Đức năm thứ 6 (1853). Bắt
đấu thụ chức Hàn lâm viện tu soạn, bổ Tri phủ Nghĩa Hưng rồi vào làm
Giám sát ngự sử. Qua Hộ bộ chưởng ấn cấp sự trung thì thăng Quang lộc tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.