ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 315

Năm thứ 35 (1882) sung Sơn phòng phó sứ Hà Tĩnh. Hồi đầu niên hiệu
Thành Thái (1889) do chân Hàn lâm trước tác về nghỉ rồi mất năm 73 tuổi.

Tiếp Phương, ngày thường có tiếng là người hiếu đễ, mở mang điều lợi cho
dân. Thấy chỗ ấp mình ở là nơi trũng chật hẹp, đã mang dân trong ấp ra mở
mang sửa sang một dải Nghi Sơn cho rộng ra. Lại khuyên dân núi trồng chè
và khẩn trưng thêm đất châu thổ cày cấy; dân được nhờ mối lợi.

Tiếp Phương từng làm quan nhiều nơi, nhưng nhà vẫn nghèo túng. Ngày
mất, phụ lão trong ấp bảo con em góp tiền giúp đỡ việc tang. Trước tên là
Lân, sau lấy tên tự gọi.

Lê Văn Điếm

Lê Văn Điếm người Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đỗ phó bảng võ Tự Đức năm
thứ 21 (1868) bổ đi suất đội Quảng Bình. Theo quân thứ tỉnh Bắc đi bắt
giặc, được cất lên Cấm binh cai đội sung đốc binh. Có công, được bổ Lãnh
binh quan, quyền Thanh Hóa phó đề đốc. Kế đó quyền sung Đề đốc quân
thứ tỉnh Sơn Tây. Văn Điếm có sức khỏe hơn người, ngày thường cai quản
quân đội có khuôn phép và khéo đối đãi với binh sĩ, ở lâu nơi quân thứ có
danh tiếng.

Năm thứ 31 (1878) lĩnh Đề đốc Nam Định rồi bổ Chưởng cơ lĩnh chức như
cũ. Năm thứ 36 (1883) thành Nam Định thất thủ, cùng với án sát Hồ Bá Ôn
đều bị chết, truy tặng Đô thống.

>

Trịnh Văn Lâm

Người An Thi, Hưng Yên, đỗ hương tiến Tự Đức năm thứ 21 (1868) được
bổ Giáo thụ Thái Bình … Rồi đổi bổ Tri huyện Hà Đông, vì can việc bị đổi
xuống chức liền bổ Đốc học Hà Tĩnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.