ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 317

Đăng Ngoạn là người trầm tĩnh có học, đối với ai cũng không tỏ ra nóng
nảy giận dữ bao giờ và gặp việc biết xử trí. Trước ở Ngãi Định, giặc Man
lặng, dân sự yên, đến nay còn được người ta truyền tụng. Năm Thành Thái
thứ 9 (1897) khai phục nguyên hàm. Con là Bàn được ấm thụ cung phụng,
cũng đỗ hương tiến.

Nguyễn Xuân Ôn

Người Đông Thành, Nghệ An, tính cương trực, trọng khí tiết. Đỗ tiến sĩ Tự
Đức năm thứ 24 (1871) do chân Hàn lâm biên tu đi thự Tri phủ Quảng
Ninh. Vì thành tích trị dân đượ tiến cử, có chỉ đổi đi Đốc học Bình Định,
dân xin giữ lại không được. Năm thứ 28 (1875) làm Giám sát ngự sử, thăng
Lễ khoa chưởng ấn ra lĩnh Án sát sứ Bình Thuận rồi đổi đi Quảng Ngãi.
Chưa bao lâu triệu về biện lý Lại bộ, dân tỉnh Ngãi lại liên danh ký đơn xin
lưu lại. Vua sai ghi việc đó vào bản sự trạng để khuyến khích. Rồi lại
chuyển sang Hình bộ. Ở Quảng Bình có những án kinh niên còn bỏ lại vì
tình lý khó khăn không xét ra được. Ôn khâm phái đi điều tra kết luận.
Nhân thấy việc ở Bắc thành, ông mật tâu về điều trần các khoản Bộ Lại
khép tội là vi chỉ, bị cách chức. Đã được chuẩn cho lục đi rồi, lại được phê
"Tạm cho ở lại làm xong việc phục mệnh". Sau được khởi phục Thị giảng
lĩnh Đốc học Quảng Bình.

Khoảng năm Hàm Nghi (1885) Kinh thành hữu sự, vua dời đi nơi khác, địa
phương nhân thế cũng không được yên tĩnh. Xuân Ôn bỏ quan về.

Xuân ôn vốn có danh vọng, thân hào vui lòng hưởng

ứng đã bị quan Pháp bắt đưa về Kinh nghĩ xử. Kịp đến năm

đầu niên hiệu Hoàng thượng lên nối ngôi, mong ơn được khoan

miễn cho ở ngoài, nhân mượn nhà ngói dạy học, rồi ốm chết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.