ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 1039

6, về ân vinh thứ bậc đều theo lệ nhà Minh, quan Công bộ xin khắc dựng
bia ở nhà Thái Học để lưu truyền lâu dài. Nhưng gặp phải vận hạn, binh lửa
liên miên, việc khắc bia đề tên chưa kịp làm xong. Nay bệ hạ mở nghiệp
trung hưng, sáng công tiền liệt, nối theo thánh học, khơi sâu nguồn đạo, cổ
võ giáo hoá và đổi mới văn tự. Mùa xuân năm Mậu Dần, đã [52a] thân ra
Điện đình ra đề sách văn thi kẻ sĩ. Mùa hạ năm Canh Thìn lại cho mở chế
khoa để thu hút hiền tài. Đến năm Tân Tỵ là dựng bia đề tên tiến sĩ khoa
Giáp Tuất, để bổ sung chỗ thiếu sót trong điển lễ, để tỏ ý khuyến khích biểu
dương nhân tài. Há chẳng phải là biểu hiện của lòng tôn nho sùng đạo của
đức thánh thượng sao? Vả lại, các tiến sĩ khoa ấy vốn đã được tuỳ tài sử
dụng, đều ở hàng liêu thứ, người thì theo hầu cương ngựa trong khi hoạn
nạn, kẻ thì giúp bàn kế hoạch trong buổi trị bình; người thì trị dân coi việc,
người thì khởi thảo văn từ; phẩm hạnh tài năng cũng có thể thấy được đại
khái. Đến nay lại đội ơn được tô điểm, tấm lòng cảm khích biết đến dường
nào. Tất phải trong sạch để hưởng phúc, tất phải thuỷ chung lo báo đền.
Trước lấy khi thức sau mới đến tài nghệ, trước là đức hạnh rồi mới đến văn
chương. Là sao sáng, mây lạ, làm điềm lành cho đương thời, là vàng ngọc
thiên nhiên, [52b] làm của quý cho thế gian; là gươm Can Tương, Mạc
Da

2337

để dẹp tiếm loạn, là gỗ biền nam, kỷ tử để vững cột rường; là thóc

lúa, vải, lụa để nuôi sống dân, là sâm linh chi thuật để dưỡng thọ mạch
nước, để cuộc trị nước đến chỗ phồn vinh, và đặt thiên hạ vào thế bình yên
như Thái Sơn, bàn thạch, mới có thể trên không phụ sự biểu dương của đức
thánh, dưới không phụ vốn học vấn của đời mình. Như vậy thì công danh
sự nghiệp ghi mãi trên bia đá cứng, không bao giờ phai mòn. Nếu không
thế thì hình tích của người hay kẻ dở, của kẻ nịnh người trung, nội dung
của điều phải điều trái, việc nên việc chăng chả lẽ có thể giấu giếm được
hay sao?
Mùa thu, tháng 7, vua ngự đến phủ đệ của Mạc Đăng Dung, gia phong
Đăng Dung làm Thái phó.
Tháng 8, vua ngự điện Quỳnh Vân, uý lạo Mạc Đăng Dung và các tướng sĩ
ra vùng Kinh Bắc, Lang Nguyên [53a] lùng bắt Trần Cung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.