hầu phục dịch lại gan dạ oai hùng. Chồng thiếp chỉ là một người nhà quê,
chưa từng thấy việc binh thế này bao giờ, nghe tin quân của đại vương tới,
kinh hoàng sợ hãi, sai thiếp đi thay, xin đại vương đóng quân yên trại ở
ngoài cõi, hạ lệnh nghiêm cấm, chỉnh đốn binh sĩ, cố thủ dinh trại, phòng
giữ cẩn thận. Quân của triều đình có đến thì chống lại. Rồi sau đại vương tự
chọn lấy tay chân thân cận, chẳng qua độ mươi người, theo thiếp vào nhà,
đến nơi thì thiếp lập tức dẫn chồng vào lạy chào rồi sẽ dâng nộp đất đai và
dân chúng".
Uy Vương nghe nói mừng lắm, lập tức chọn lấy 40 người chân tay và con
em thân cận [66a] tự vào trong thôn nhà Phú Lương hầu. Phú Lương hầu
sai quân canh giữ, đóng kín các cửa ải, rồi từ trong nhà ra đón tiếp, lạy quỳ
trước mặt mà nói: "Thần ở cõi xa xôi hẻo lánh, binh ít, lương đủ. Đại
vương đến đây có thể tạm yên thân, nuôi quân, chứa sức, thừa thời đợi lúc,
chiêu mộ châu huyện, thu thập quân lính thì có thể phục hưng sự nghiệp
trước kia. Nay thần có một chỗ lũng núi, đã xa lại sâu hiểm, đại vương chỉ
nên đem vài người thân cận vào chiếm giữ chỗ núi sâu ấy, thần sai người
nhà cung cấp hầu hạ, còn các tướng hiệu tả hữu khác đều hãy tạm ở nhà
thôn của thần để thần cấp dưỡng rồi sẽ tính việc sau này.
Uy Vương nghe xong, tự đem 4, 5 người tay chân vào chiếm giữ chỗ lũng
núi. Phú Lương hầu lập tức giết hết 40 con em của Uy Vương, không cho
tiết lộ để Uy Vương biết. Phú Lương hầu mật [66b] sai người chạy báo
ngay về Kinh sư, xin quân cứu viện, bắt giải Uy Vương. Bấy giờ, Tiết chế
Trịnh Tùng
sai bọn Đô đốc Lâm quận công, Quảng quận công, Hoa Dương hầu đem
quân đến thôn nhà Phú Lương hầu, quả nhiên bắt được Uy Vương đem về
Kinh sư. Sau xét công, thăng thưởng Phú Lương hầu chức tổng binh.
Tháng 9, hạn. Bấy giờ, liền mấy tháng hạn to, lúa mạ chết khô. Vua bèn
mật đảo ở trong cung, lại hợp tế các thần ở Cầu Muống mới được mưa.
Ngày mồng 6, Dương Văn Cán ở huyện Yên Thế sai vợ đem 2 con ngựa và
2 con trâu về Kinh thú tội. Vua y cho, sai về bảo chồng ra thú sẽ tha tội cho.
Viên giám sinh người xã Chi Nê, huyện Chương Đức là Nguyễn Thì Đam,
tự xưng nguỵ hiệu là Binh bộ thượng thư Lâm Tuyền hầu. [67a] Bấy giờ đã