lĩnh các thứ bạc lụa ban thưởng và tờ sắc dụ của Bắc triều. Tháng 12, đem
về đến Kinh sư.
Chú thích:
2686 Bọn Phan Ngạn chiếm giữ cửa Đại Yên, tức cửa Liêu sau này. Hoàng
nhân thể, xin đem quân bản bộ đi dẹp loạn, rồi thừa cơ, theo đường biển trở
về Thuận Hoá, nhưng còn để lại ba người con để làm con tin.
2687 Càn Thống (1593 - 1625) là niên hiệu của Mạc Kính Cung.
2688 Tức Trịnh Kiểm.
2689 Nguyên văn là "tế trung thiên chi nghiệp", ở đây, hẳn là khắc in sai
chữ "hưng" thành chữ "thiên". Nên sửa là "tế trung hưng chi nghiệp".
2690Trung Đô : tức là thành Thăng Long.
2691Sông Thiên Đức : tức sông Đuống ngày nay.
2692Xứ Ông Mạc : tức là ô Đống Mác ngày nay.
2693Cửa sông Hoàng Giang : nay là ngã ba Tuần Vường hay ngã ba Vàng.
2694 Theo Cương mục q.31 thì quận Nam là Nguyễn Dụng (chính tên là
Nguyễn Nhiệm, vì tránh huý của Tự Đức, nên chép là Dụng), con Nguyễn
Miễn. Cha Miễn là Nguyễn Thiến, đầu hàng chúa Trịnh năm 1550. Sau khi
Thiến chết, Nguyễn Miễn cùng anh là Nguyễn Quyện lại trở về với họ Mạc.
2695Nam Dương : tức Nam Dương hầu là tước phong của Nguyễn Nhiệm,
có chỗ còn gọi là quận Nam.
2696 Bản dịch cũ không ghi sự kiện này.
2697Huyện Yên Việt : sau là huyện Việt Yên, nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
2697 Tức Mạc Kính Khoan.
2698Yên Dũng : tên huyện, nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
2699Giặc Xuân Quang : có lẽ chỉ đảng của Trịnh Xuân.
2700 Hoà lục ngũ, quẻ Khôn trong Kinh Dịch có câu: "Hoàng thượng
nguyên cát" nghĩa là xiêm màu vàng rất tốt. Vì quẻ Khôn chỉ đạo làm tôi,
hào ngũ là tượng vua, mà vàng là sắc ở giữa, xiêm là vật trang phục ở dưới,
nên ý câu này là vua đối đãi rất tốt với người dưới.
2701 Quẻ Sư trong Kinh Dịch có câu "Vương tam tích mệnh" nghĩa là vua
ban mệnh tới ba lần, tỏ ý đặc biệt yêu quý.
2702 Tức Nguyễn Kim.