2734Kỳ La : cửa biển thuộc huyện Cẩm Xuyên, còn gọi là cửa Nhượng
Ban.
2735Đan Nhai : tức cửa Hội Thống hay Cửa Hội, cửa sông Lam đổ ra biển.
2736Nam Giới : tức cửa Sót, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
2737Bắc Hà : chỉ vùng đất phía bắc sông Lam.
2738Nghĩa Liệt : tên xã ở chân núi Lam Thành (còn gọi là rú Thành) khi ấy
là trấn thị của xứ Nghệ An.
2739Thiên Lộc : sau là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2740Trịnh Toàn : là con út của Trịnh Tráng.
2741 Các xã Tiếp Tu và Minh Lương thuộc huyện Thiên Lộc, nay là huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2742Sông Tam Chế : khúc sông Lam chảy qua xã Tam Chế, huyện Nghi
Xuân.
2743 Sử nhà Nguyễn như bộ Đại Nam thực lục tiền biên miêu tả trận này
như một thắng lợi của chúa Nguyễn.
2744 Xã Nam Hoa sau là xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2745Huyện Nam Đường : nay là huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.
2746 Nguyên văn là chữ "thượng"; có thể hiểu là vua, cũng có thể hiểu là
chúa (Trịnh Tạc).
2747 Nay là xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
2748Núi Dũng Quyết : tức núi Quyết ở Bến Thuỷ, thị xã Vinh, tỉnh Nghệ
An.
2749 Về trận này , Đại Nam thực lục tiền biên chép chi tiết hơn.
2750 Tào Tháo đem trăm vạn hùng binh tiến công nước Ngô. Tướng Ngô
là Chu Du dựa vào sông Trường Giang, lập phòng tuyến Xích Bích để
chống giữ, Chu Du cho mời Gia Cát Lượng, khi ấy là sứ thần của Lưu Bị
vào hỏi kế phá quân Tào. Gia Cát Lượng thưa: "Tôi và tướng quân đều viết
vào lòng bàn tay xem kế sách có giống nhau không". Kết quả là cả Chu Du
và Gia Cát Lượng đều viết vào lòng bàn tay mình một chữ "hoả" nghĩa là
dùng hoả công. Câu này ý nói mưu kế của hai bên trùng hợp nhau.
2751 Theo Đại Nam thực lục tiền biên: thì trong chiến dịch này, tướng
Nguyễn là Nguyễn Hữu Tiến thấy quân Trịnh phản công thắng lợi, nhân bất