hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người
chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như
chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.
Bấy giờ Mười hai sứ quân đều tự xưng hùng trưởng, cát cứ đất đai. Ngô
Xương Xí chiếm Bình Kiều, Ngô Nhật Khánh chiếm Đường Lâm, Kiểu
Tam Chế chiếm Phong Châu, Nguyễn Thái Bình chiếm Nguyễn Gia Loan,
Đỗ Cảnh Thạc chiếm miền sông Đỗ Động, Nguyễn Lệnh Công
249
chiếm
Tây Phù Liệt, Tế Giang thì có Lữ Tá Đường, Tiên Du có Nguyễn Thủ Tiệp,
Siêu Loại có Lý Lãng Công, Hồi Hồ có Kiểu Lệnh Công, Đằng Châu có
Phạm Phòng Át, Bố Hải có Trần Minh Công
250
. Vua một phen cất quân là
dẹp yên, bèn tự lập làm đế. Chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm thôn, vua muốn
dựng [2b] đô ở đó, nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi về việc đặt
hiểm, nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư
251
(nay là phủ Trường Yên).
Mậu Thìn, năm thứ 1 [968], ( Tống Khai Bảo năm thứ 1 ). Vua lên ngôi, đặt
quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô
mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn
hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế.
Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ
trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ
ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm.
Lê Văn Hưu nói: Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng
cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng
trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở
nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu [3a] quân, chế độ
gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp
nối quốc thống của Triệu Vương chăng?
Kỷ Tỵ, năm thứ 2 [969], (Tống Khai Bảo năm thứ 2) . Tháng 5 nhuận,
phong con trưởng là Liễn làm Nam Việt Vương.
Canh Ngọ, Thái Bình năm thứ 1 [970] , (Tống Khai Bảo năm thứ 3). Mùa
xuân, tháng giêng, đặt niên hiệu. (Sử cũ nói rằng nước Việt ta có niên hiệu
bắt đầu từ đây. Nhưng Lý Nam Đế [trước đó] đã đặt niên hiệu là Thiên Đức