lập ngôi thái tử thì phận vua tôi đã định dù có con hiền như Vi Tử
418
cũng
không biết xử trí thế nào. Đáp rằng: Gốc thiên hạ đã định rồi mà còn có cái
họa như Dương Quảng làm ra vẻ có đức hạnh
419
để cướp ngôi đích, huống
chi ngôi thái tử không lập trước, đến khi vội vàng mới chọn lập, không may
có việc như ba phu [13b] nhân nài xin lập con khác, Từ Văn Thông mua
bút sửa di chiếu
420
thì dù muốn không bằng lòng cũng chẳng được nữa.
Người có nước nhà nên lấy đó làm răn.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Cùng lòng, cùng đức, tất sự nghiệp có thể thành.
Có vua, có tôi, gian hiểm nào cũng vượt được. Thái Tông đương lúc đau
xót, biến loạn sinh ngay kẽ nách mà vua tôi xử trí gãy gọn phải lẽ, vượt
được hiểm nạn, làm nên sự nghiệp, tông miếu nhờ đó được vững yên.
Không phải là vuà tôi gặp gỡ cùng đức cùng lòng mà được như thế ư? Xem
sử chép thì tình cảm chân thành của Thái Tông phát ra ở câu nói "cốt nhục
giết nhau", lòng trung phẫn khích của Nhân Nghĩa tỏ ở chỗ dẫn việc Đường
Thái, Chu Công, lòng nghĩa dũng hăng hái của Phụng Hiểu lộ ra ở lúc nhảy
ngựa dâng gươm. Đến khi xong việc, vua [14a] tôi không một chút khoe
khoang, cố nhiên là không có gì đáng chê. Còn như việc chưa qua năm đã
đổi niên hiệu thì không thể không bàn đến được. Theo phép kinh Xuân thu
thì khi vua cũ mất, vua nối lên ngôi ngay khi bắt đầu phát tang, qua năm ấy
rồi mới đổi niên hiệu. Chép việc lên ngôi, theo nghĩa trước sau thì một năm
không thể có hai vua được, theo lòng thần dân thì không thể bỏ trống một
năm không có vua. Đó là lễ vậy. Thái Tông lại mạo nhận năm [ở ngôi] của
tiên đế mà đặt niên hiệu là thế nào? Phàm năm này sang năm khác theo can
chi là sự chuyển vận của trời. Người làm vua theo phép trời, nhân sự vận
hành của can chi mà chép năm ở ngôi lâu hay chóng, từ xưa đã như thế.
Vua [Thái Tông] tinh thông lễ nhạc thư số, lại không xét việc ấy mà làm
rối, để cho đời sau noi theo việc cũ, nối gót mà làm, ấy là lỗi lớn vậy.
Ngày Kỷ Hợi, Thái tử Phật Mã lên ngôi trước linh cữu. Tôn mẹ là Lê thị
làm Linh Hiển [14b] thái hậu. Đại xá thiên hạ. Đổi niên hiệu là Thiên
Thành năm thứ 1.
Ngày ấy, hai vương Đông Chinh và Dực Thánh đến cửa khuyết xin chịu tội.