Thần Tông vào năm Tân Hợi, 1131 (q.3, 1b) có lẽ cũng không chính xác.
603 Xương công ngư: lời chú nguyên bản nói cá "xương công" tức là cá
"hầu". Cương mục cũng chép việc này, nhưng chua rằng "xương" và "công"
là hai loài cá khác nhau. Cá Xương tức cá hầu, phần trên đầu gồ lên liền với
sống lưng, mình tròn, chỉ có 1 xương sống, thịt mềm, ăn được; cá Công là
loài cá giống như con cua, ăn được (CMCB4, 28b).
604 Nguyên bản khắc sai nét chữ "cung" thành ra hình như chữ "quản".
605 Nhật Lệ: là tên sông ở tỉnh Quảng Bình, trại Nhật Lệ chỉ miền ấy.
606 Thiềm thừ châu: cũng như ở trên đã nói đến tân lang châu (ngọc cau),
ở đây nói thiềm thừ châu (ngọc cóc), chưa rõ là thứ ngọc gì (chú thích 2, tr.
291).
607 Nguyên bản in là Thạch Hưng Vũ. Tên cai đội quân thường có chữ Tả,
Hữu; ở đây chữ Thạch do chữ Hữu khắc lầm.
608 Trựu văn: tức là chữ đại triện (tương truyền là do quan thái sử Sử Trựu
đời Chu Tiên Vương, Trung Quốc, đặt ra.
609 Khánh Thiện hầu mà Toàn thư ghi tại đây là Tăng thống Khánh Hỷ có
tiểu truyện trong Thiền uyển tập anh (tờ 61a); chữ Thiện và chữ Hỹ, nét
chữ gần giống nhau, có thể chép lầm.
610 Tam tôn: thường là tượng phật A Di Đà và tượng hai bồ tát Quan Thế
Âm, Đại Thế Chi.
611 Theo Thiền uyển tập anh, chùa Quán Đính ở núi Không Lộ, lại theo
Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Sơn Tây, núi Không Lộ ở địa phận huyện
Thạch Thất, trên núi có chùa Lạc Lâm, là chỗ Thiền sư Không Lộ trút xác
mà hóa. Như thế thì chùa Quán Đính còn có tên là chùa Lạc Lâm và núi
không Lộ, tức là Sài Sơn (núi Thầy), nay ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
612 Trương Bá Ngọc: tức là Lê Bá Ngọc, do Lý Thần Tông đổi làm họ
Trương (xem BK3, 32a).
613 Nguyên văn: "độ nhân hội", tức lễ độ cho những người đủ tư cách tăng
nhân.
614 Hương Lãnh Kinh: có lẽ là miền Thị Cầu, thị xả Bắc Ninh ngày nay,
xem thêm chú thích (4) tr.260.
615 Lý Công Tín: tức Phí Công Tín, được ban họ Lý (BK3, 34b).