mọi người:"Phàm bắn cung thì tay trái giơ ra phía trước nắm lấy thân cung,
tay phải kéo dây cung về phía sau, mình đã nghiêng thì chân cũng phải
lệch, còn bắn nỏ thì đưa cân bằng ra phía trước, cho nên khi cầm nỏ mà
bắn, thân mình ngay ngắn, thì cớ gì chân lại phải đứng lệch?".
Nhà ông ta ở và thuyền ông ta đi, đều có hai cửa đối nhau, xếp đặt, bày
biện các thứ cũng cân đối và phải ngay ngắn, vì là bản [21a] tâm như vậy,
cho nên biểu hiện ở mọi việc làm cũng như vậy.
Cụ người Cứu Liên, vốn có mối hận với Cứu Liên, thề rằng chân không
giẫm lên đất ấy nữa. Sau này trở về Cứu Liên thì đi thuyền, đến khi lên bộ
thì đi kiệu vào cửa, tới giường mới xuống kiệu, thức ngủ, ăn uống đều ở
trên giường. Khi nào chơi xem vườn ao thì sai khiêng giường đến chỗ đó,
hết hứng thì trở về, lại ngồi kiệu, lên thuyền... Cứ như thế cho đến hết đời,
chưa hề giẫm một bước xuống đất [Cứu Liên]. Ông ta giữ lòng bền rắn một
mực như vậy đó, đời xưa gọi thế là người gàn.
Bính Ngọ, [Hưng Long] năm thứ 14 [1306], (Nguyên Đại Đức năm thứ
10). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, Thống chính thái sư Tá Thiên
Đại Vương Đức Việp mất (thọ 42 tuổi).
Mùa hạ, tháng 6, gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế
Mân.
Trước đây, Thượng hoàng vân du sang Chiêm Thành, đã hứa gã rồi. Các
văn sĩ trong triều ngoài nội [21b] nhiều người mượn chuyện vua Hán đem
Chiêu Quân gả cho Hung Nô làm thơ, từ bằng quốc ngữ để châm biếm việc
đó.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ngày xưa, Hán Cao hoàng vì nước Hung Nô
nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả
cho Thiên Vu
982
.
Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách,
song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên
Đế thì vì Hô Hàn
983
sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy Vương Tường
mà ban cho, cũng là có cớ.
Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói