phần, bồi thường cho người cày 1 phần, còn 1 phần lưu lại. Đó là theo lời
tâu của Đại an phủ Kinh sư kiêm Kiểm pháp quan Nguyễn Dũ. Dũ nổi
tiếng ngang với Thiên Hư. Khi Thiên Hư thôi chức Kinh lược sứ Nghệ An,
Lâm Bình, vua sai Dũ kế chức ấy. Người Chiêm [41b] cũng sợ phục.
Bấy giờ, quan trong triều như bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên
Hư, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mai, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung
Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Lê Duy (Duy người xã Cổ Định, huyện
Nông Cống), Trương Hán Siêu, Lê Cư Nhân nối nhau vào triều, nhân tài rộ
nở.
Anh em Ngộ, Mại vốn trước là họ Chúc, khi Nhân Tông xuất gia, làm nội
học sinh theo hầu. Vua cho rằng họ Chúc không phải là họ lớn, mới đổi cho
thành họ Phạm. Ngộ trước tên là Kiên, Mại trước tên là Cố, đều theo học
Nguyễn Sĩ Cố. Kiên tránh tên của phán thủ Huệ Nghĩa đổi là Ngộ, Cố tránh
tên của thầy, đổi là Mại. Mại ở ngự sử đài
1020
, cương trực dám nói, có
phong cách người bề tôi can ngăn ngày xưa". Sau vào chính phủ, không
được mấy năm bị bãi chức.
Trung Ngạn tên cũ là Cốt. Khi Anh Tông ngự cung Trùng Quang, có ý
muốn xuất gia, có làm bài thơ "Chiêu ẩn"
1021
ban cho Trung Ngạn, Trung
Ngạn từ chối không vâng mệnh.
Đĩnh Chi là người liêm khiết, [42a] sống rất đạm bạc. Vua rất hiểu ông, sai
người ban đêm đem 10 quan tiền bỏ vào nhà ông. Hôm sau, Đĩnh Chi vào
chầu, tâu vua hay chuyện đó. Vua bảo: "Không ai đến nhận, cho khanh lấy
mà tiêu". Thời Hiến Tông, ông làm Nhập nội hành khiển Hữu ty lang trung
rồi thăng Tả ty lang trung.
Mùa đông, tháng 11, đúc tiền kẽm.
Tháng 12, sách phong con gái trưởng của Huệ Vũ Đại Vương Quốc Chẩn
là Huy Thánh công chúa làm Lê Thánh hoàng hậu (tức là Hiến Từ thái
hậu).
Lấy Uy Giản hầu (không rõ tên) làm Tham thị triều chính trị quân quốc sự.
Thân thuộc có kẻ chê chức ấy thấp. Uy Giản bảo chúng:
"Bọn bay ngu quá, phàm bề tôi được chúa thượng trông tới, đều do ở lòng