Sau này Hưng Hiếu Vương đi đánh man Đà Giang, đỗ thuyền trên sông
Bạch Hạc, đêm thấy thần báo mộng rằng: "Năm trước vua có lệnh khen
thưởng mà đến nay vẫn chưa thấy gì".
Hưng Hiếu Vương về tâu lại, Thượng hoàng bèn phong thêm cho hai chữ:
Quỷ thần thiêng liêng, ứng nghiệm, quả không sai là ngoa vậy.
Lấy Vũ Nghiêu Tá làm Nhập nội hành khiển Môn hạ hữu ty lang trung.
Nghiêu Tá (người Hồng Châu) với em là Nông, [50a], đều đỗ cùng một
khoa hồi Thượng hoàng còn ở ngôi vua. Anh em đều nổi tiếng văn học,
Nghiêu Tá làm Hành khiển đồng tri Nội mật viện sự. Đến nay, trao cho
chức này.
Chú thích:
920 Văn Túc Vương: tên là Đạo Tái, con của Trần Quang Khải.
921 Chỉ các dân tộc ít người sống trên lãnh thổ Đại Việt thời đó. Nhật Duật
còn biết tiếng của nước xung quanh Đại Việt, như Hán, Chăm-pa.
922 Tức là xã Vũ Lâm huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
923 Quy cước, mã yên: là hai món ăn. Quy cước là món sò huyết, mã yên:
chưa rõ món gì.
924 Theo Cương mục thì miện sam là chức hiệu thư quyền miện, người đỗ
thám hoa được bổ chức ấy. Sam là chức bạ thư mạo sam, người đỗ bảng
nhãn được bổ chức ấy.
925 Cương mục chép là Thượng chân đô.
926 Theo truyền thuyết Trung Quốc, trãi là loài thú không chân, có 1 sừng,
hễ gặp người không chính trực thì húc nên dùng trãi làm biểu tượng cho
quan ngự sữ giữ việc đàn hặc, hay gián quan giữ việc khuyên can vua.
927 Ấn trướng hạ: con dấu đóng trong khi hành quân, đánh dẹp.
928 Thanh dã: làm vườn không nhà trống, khiến quân xâm lược tới không
có một nguồn hậu cần tại chổ nào.
929 Thành Bình Lỗ: chưa biết là ở đâu, nhưng có lẽ là nằm ở trong vùng
hương Bình Lỗ hay quận Bình Lỗ đời Lê Đại Hành, tức khu vực nằm giữa
sông Cầu và sông Cà Lô, gần Phù Lỗ, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
930 Đèo Mai Lĩnh: tức đèo Đại Du, phía nam huyện Đại Dũ, tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc.