Đến nay, chúng làm phản, thả sức cướp bóc; đất cõi Đà Giang về tay chúng
cả
1034
lại mưu cướp nhà Hoài Trung. Thượng hoàng quyết định thân chinh.
Trần Khắc Chung can rằng:
"Đà Giang vốn có tiếng là đất lam chướng, lại nhiều ghềnh thác chảy xiết,
không [49a] lợi cho việc hành quân. Chiêm Thành không có lam chướng,
khí độc, vả lại đế vương đời trước thân chinh, nhiều lần bắt được chúa nó.
Chi bằng bỏ Ngưu Hống đấy mà đánh ChiêmThành là hơn. Thượng hoàng
nói:
"Trẫm là cha mẹ dân, nếu sinh dân mắc vào cảnh lầm than thì phải cứu gấp,
chả lẽ đi so đo khó dễ lợi hại hay sao?". Khắc Chung lạy tạ tâu rằng:
"Lòng thánh che chở, nuôi dưỡng rộng khắp, không phải là điều mà trí ngu
tối của thần có thể nghĩ tới được".
Trước đây, khi Thượng hoàng sắp đi đánh Ngưu Hống, người Chiêm Chiêu
đế cửa khuyết dâng thư, đinh ninh rằng sẽ xin đem cả trại ra hàng, nên đã
khắc phù
1035
làm tin. Thượng hoàng đang muốn lên trên thành trại của họ,
bắt chước chuyện vua Hán Vũ Đế lên đài của chúa Hung Nô ngày xưa. Đến
khi thân chinh, sai Chiêm Nghĩa tiến sang để tiếp ứng quân nhà vua và dặn
rằng:
"Trại Chiêm Chiêu đã ước hẹn xin hàng, phải đợi quân ta tới, không được
hành động liều".
Thượng hoàng đến Mường Việt
1036
, đóng quân lại, ban tên [cho đất ấy] là
phủ Thái Bình; [ở đây] có suối Bác Tử, ban tên là suối Thanh Thủy [48b].
Chiêu Nghĩa hầuj tới Chiêm Chiêu, muốn tâng công, tấn công trại, bị thua.
Tuyên uy tướng quân Vũ Tư Hoằng liều sức chiến đấu, chết tại trận.
Thượng hoàng nghe tin nói: "Đã lỡ rồi!".
Song chiến dịch này, Thượng hoàng đích thân chỉ huy, hiệu lệnh nghiêm
minh, uy thanh vang dội, Ai Lao nghe tiếng chạy tan.
Khi về đến sông Bạch Hạc, giữa sông có đá ngầm dọc theo dòng chảy.
Thuyền đi thường bị chạm phải hay mắc cạn. Nghe nói thần sông ấy là Phụ
Vũ Đại Vương. Thượng hoàng khấn thầm: "Nếu thuyền ngự đi được an
toàn thì sẽ khen thưởng".