Bấy giờ đói kém, dân khổ vì giặc cướp. Có kẻ tự xưng là cháu ngoại của
Hưng Đạo Đại Vương tên là Tề, tụ họp các gia nô bỏ trốn của các vương
hầu làm giặc, cướp bóc các xứ Lạng Giang
1082
, Nam Sách
1083
.
[17b] Mùa thu,tháng 9, có nạn sâu lúa. Xuống chiếu giảm một nửa tô
ruộng.
Mùa đông, tháng 11, có con hổ đen xuất hiện trong thành.
Tả tham tri chính sự Trương Hán Siêu trấn giữ Hóa Châu, biên thùy trở lại
yên ổn. Ông xin trở về triều, vua y cho, nhưng về chưa tới kinh sư thì chết,
được truy tặng Thái bảo.
Hán Siêu người Phúc Thành,[ huyện] Yên Ninh
1084
, [phủ] Trường Yên,là
người chính trực, bài xích dị đoan, có tài văn chương và chính sự. Nhà vua
chỉ gọi ông là thầy chứ không gọi tên. Ông từng sọan bài văn bia chùa Khai
Nghiêm ở Bắc Giang, nội dung tóm lược như sau:
"Chùa bỏ rồi lại dựng, đó chẳng phải là ý muốn của ta. Dựng bia rồi khắc
chử, ta biết nói chuyện gì. Ngày nay thánh triều muốn truyền bá phong hóa
nhà vua, để chấn hưng phong tục đang bị suy đồi. Dị đoan đáng phải truất
bỏ, thánh đạo nên được phục hưng. Làm đại sĩ phu, không phải đạo Nghiêu
Thuấn thì không trình bày, không phải đạo Khổng Mạnh thì không trước
thuật. Thế mà cứ bo bo lải nhải chuyện phật, ta lừa dối ai đây?".
[18a] Ông nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng Tông chính đại khanh Lê Cư Nhân
từng coi ông là chân đá cầu nhà quê, vì người làng quê đá cầu phần nhiều
không trúng, để ví với Trương Hán Siêu lo liệu công việc phần nhiều không
thỏa đáng. Ông ta khinh bỉ người cùng hàng, không giao du với họ chỉ chơi
thân với bọn họan quan Phạm Nghiêu Tư, gặp quan thầy thuốc thì thế nào
cũng đùa bợt nói cười, đều là những kẻ không đồng điệu với ông. Đến khi
coi đất Lạng Giang thì gả con gái cho tù trưởng đất ấy là Nùng Ích Vấn, khi
coi chùa Hùynh Lâm thì gả con gái cho tam bảo nô Nguyễn Chế, đều vì mộ
sự giàu có của họ cả.
Lê Cư Nhân chết. Cư Nhân hồi Minh Tông còn trị vì, làm quan nội mật
kiêm việc khẩm hình, tra xét án ngục ở nhà, bị trung úy Quách Hạo hặc lỗi.
Minh Tông hỏi ông sao không tránh đi? Ông trả lời: