ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 470

thuyền ngự có con ông vàng đốt vàng má phía bên trái của Thượng hoàng,
rồi Thượng hoàng bị bệnh. Vua sai người giữ thuyền ngự trông coi việc
đánh quan tài.
Mùa đông, tháng 10, Hiến Từ thái hậu gặp ngày mẹ mất, may áo tang,
Thượng hoàng nhân bảo thái hậu: "Ta sẽ [19b] không mặc áo tang này
đâu". Vì khi ấy Chiêu Từ thái hậu hãy còn

1088

cho nên Thượng hoàng mới

nói thế.
Hiến Từ thái hậu lập đàn chay ở chùa Chiêu Khánh, phát tiền bố thí dân
nghèo để cầu đảo cho Thượng hoàng.
Đinh Dậu, [Thiệu Phong] năm thứ 7 [1357], ( Nguyên Chí Chính năm thứ
17). Mùa xuân, tháng 2, ngày 19, Thượng hoàng băng ở cung Bảo Nguyên,
miếu hiệu là Minh Tông, tên thụy là Chương Nghiêu Văn Triết Hoàng Đế.
Trước đây, Minh Tông nối ngôi đã lâu, rồi mẹ đích mới sinh con trai. Hôm
người con ấy đầy tuổi thì Anh Tông đi tuần biên giới vắng, việc ở nhà do
Minh Tông quyết định. Có người xi làm lễ theo tư cách tử tế. Các quan còn
nghi ngại thì Minh Tông bảo họ:
"Còn ngại gì nữa. Trước đây vì con đích trưởng chưa sinh, nên ta tạm ở
ngôi này. Nay đã sinh rồi thì đợi khi lớn lên, ta sẽ trả lại ngôi vua chứ có
khó gì?".
Người đó trả lời:
"Việc này từ xưa hay sinh nguy biến, xin nghĩ kỹ lại". Minh Tông nói:
"Cứ thuận nghĩa mà làm, yên hay nguy đâu đáng lo?".
Cuối cùng [20a] làm lễ thao tư cách tử tế. Một năm sau thì người con đích
tự ấy mất. Minh Tông rất thương xót.
Ngài thường dạy các hoàng tử rằng:
"Con nào mà dốc sức mưu tính sản nghiệp, keo sẻn làm giàu thì không phải
con ta. Nếu quả làm chuyện đó thì thà phân tán hết của cải cho người nghèo
đi còn hơn. Vì như vậy, dẫu không tránh khỏi túng thiếu, vẫn còn là hành vi
của bậc quí nhân".
Khi se mình, triều đình muốn lập đàn chay cầu đảo, Minh Tông biết
chuyện, gọi Hữu tướng quốc Phủ vào chổ nằm để hỏi. Vua sợ, lập tức bảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.