Minh Thái Tổ lên ngôi ở Kim Lăng, đặt niên hiệu là Hồng Vũ, sai Dịch Tế
Dân sang thăm ta.
Mùa thu, tháng 8, sai Lễ bộ thị lang Đào Văn Đích sang Minh đáp lễ.
Mùa đông, tháng 10, cho mời đạo sĩ Huyền Vân ở núi Chí Linh đến kinh để
hỏi về phép tu luyện. Ban cho động của đạo sĩ tên là "Huyền Thanh động".
[28b] Kỷ Dậu, [Đại Trị] năm thứ 12 [1369], (Từ tháng 6 trở đi là Dương
Nhật Lể, Đại Định năm thứ 1; Minh Hồng Vũ năm thứ 2). Mùa hạ, tháng
năm, ngày mồng một, nhật thực.
Ngày 25, vua băng ở chính tẩm, miếu hiệu Dụ Tông.
Ngày vua sắp băng, vì không có con, xuống chiếu đón Nhật Lễ vào nối đại
thống.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Dụ Tông bị ngã xuống nước mà bệnh
1105
, chẳng
lẽ lại không biết là mình không có con hay sao ? Nhật Lễ là đứa làm trò,
chẳng lẽ lại không biết nó không phải là con của Dục hay sao? Huống chi
các con của Minh Tông đều có tài nghệ cả, nếu nghĩ tới xã tắc làm trọng thì
chọn người nào có tài đức lập làm thiên tử để làm yên lòng thiên hạ, như
vậy gốc nước sẽ được vững bền. Đã không biết làm như thế, đến khi ốm
nặng lại không bàn với thái hoàng tính kế vì xã tắc, lại xuống chiếu gọi
Nhật Lễ vào nối đại thống để cho mình bị tuyệt tự, mà sau khi chết, còn vạ
lây đến thái hoàng và thái tể
1106
[29a]. Nếu không có Nghệ Hoàng và các vị
tông thất khác thì quốc gia đã không còn là của họ Trần nữa rồi. Vua biết
tôn trọng thầy dạy, nhưng lại không bàn việc nước với thầy. Vì thế bậc hiền
năng không nên để chỉ làm vì. Chu An đi rồi, không còn ai bảo ban vua đạo
hay lẽ phải nữa. Đó thực là "không tin bậc nhân hiền thì nước trống rỗng
như không có người" vậy.
Tháng 6, ngày 10, mưa to, gió lớn.
Ngày 15, Hiến Từ Hoàng thái hậu sai người đón con thứ của cố Cung Túc
Đại Vương Dục là Nhật Lễ lên ngôi. Đổi niên hiệu là Đại Định năm thứ 1.
Nhật Lễ là con người làm trò tên là Dương Khương. Mẹ Nhật Lễ khi đóng
trò có tên hiệu là Vương Mẫu (Trò có tích "Vương Mẫu hiến bàn đào ", Mẹ
Nhật lễ đóng vai Vương Mẫu, nên lấy tên làm hiệu), đương có thai, Dục