[39b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nghệ hoàng ban cho Hán Siêu được tòng tự
ở Văn Miếu vì ông ta hay bài xích dị đoan chăng? Hình như vậy. Nhưng
xét ra ông ta là người cậy tài, kiêu ngạo. Thhời Minh Tông, Hán Siêu làm
hành khiển, khinh bỉ người cùng hàng, đến nỗi vu cho Phạm Ngộ, Lê Duy
nhận hối lộ. Khi đuối lý bị phạt, còn nói với người khác: "Đã được chúa
thượng tin dùng, đâu ngờ có chuyện xét hỏi lại", thì thực là bằng chứng của
thói kiêu ngạo, keo bẩn đấy. Khổng Tử nói: "Dẫu tài giỏi đến như Chu
Công mà kiêu ngạo và keo bẩn thì những gì còn lại cũng chẳng ra sao!".
Tôi nghĩ Hán Siêu hiền tài nếu có thiêng, hẳn không dám dự thờ ở miếu
Khổng Tử.
Duệ TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Kính, con thứ 11 của Minh Tông, em Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ
hoàng thái phi. Sinh năm Đinh Sửu, Khai Hựu năm thứ 9 (1337), tháng 6,
ngày mồng 2. Khi Nghệ Tông lánh nạn, quân lính, khí giới đều là công sức
của vua cả, vì thế (Nghệ Tông) đem nhường ngôi cho. Vua ở ngôi 4 năm,
thọ 41 tuổi. [40a] Vua ương gàn cố chấp, không nghe lời can, khing thường
quân giặc, nên mang họa vào thân chứ không phải là do bất hạnh.
Quý Sửu, [Long Khánh] năm thứ 1 [1337], (Minh Hồng Vũ năm thứ 6).
Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng1, đổi niên hiệu.
Tôn thượng hoàng làm Quang hoa anh triết thái thượng hoàng đế. Truy tôn
Thục Từ hoàng hậu làm Thuận Từ hoàng thái hậu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Bà hậu của Trần Thái Tổ
1122
có tên hiệu là Thuận
Từ. Những người bàn đặt tên thụy hồi đó không cho là sai chăng? Hay cho
là thế đại đã lâu rồi mà cứ đặt nhhư thế? [Nếu vậy thì] ý nghĩa tìm về
nguồn cội sẽ ra làm sao? Tiên vương theo lòng người mà đặt lễ nghi. Bàn
đặt tên thụy của thái hậu lại trùng với tên thụy của bà cụ tổ thì lòng người
có yên được không? Trái lẽ quá lắm!.
[40b] Tháng 2, lập sổ danh sách các quan văn võ.
Sách phong nguyên phi Lê thị làm Gia Từ hoàng hậu.
Tháng 3, phong con trưởng là Vĩ làm Chương Vũ đại vương (14 tuổi), định
lập làm hoàng thái tử, nhưng lên nhọt độc rồi chết.