truyền phạt 30 quan [43b] tiền. Sai Lê Quý Ly đốc thúc Nghệ An, Tân
Bình, Thuận Hóa chở lương cấp cho quân.
Trước đây, chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga quấy rối biên giới, vua sai
han2h khiển Đỗ Tử Bình đem quân trấn giữ Hóa Châu. Bồng Nga đem 10
mâm vàng dâng lên [vua]. Tử Bình ỉm đi, cướp làm của mình, nối dối là
Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân đánh. Vua giận lắm, quyết ý thân
chinh. Bấy giờ quan quân đến cửa biển Di Luân
1131
, các quân vượt biển
mà tiến. Vua cưỡi ngựa dẫn quân bộ, men theo bờ biển, đến cửa biển Nhật
Lệ
1132
đóng quân lại, luyện tập trong một tháng. Người Tân Bình, Thuận
Hóa bắt được người Chiêm trốn sang, đem đến dâng nộp.
Đinh Tỵ, [Long Khánh] năm thứ 5 [1377], (từ tháng 5 trở đi là Phế Đế năm
Xương Phù thứ 1, Minh Hồng Vũ năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng,
ngày 23, đại quân tiến đến cửa Thi Nại
1133
của Chiêm Thành, lên đến
Thạch Kiều, đóng ở động _ Mang.
Bồng Nga dựng [44a] trại bên ngoại thành Đồ Bàn
1134
, sai viên quan nhỏ
là Mục Bà Ma đến trá hàng, nối dối là Bồng Nga đã chạy trốn, chỉ còn lại
thành không, nên tiến quân gấp, đừng để lỡ cơ hội.
Ngày 24, vua mặc áo đen, cưỡi ngựa nê thông
1135
, sai Ngự Câu vương Húc
mặc áo trắng, cưỡi ngựa trắng, kíp truyền lệnh tiến quân.
Đại tướng Đỗ Lễ can rằng:
"Nó đã chịu hàng, là muốn bảo toàn dất nước làm đầu. Quan quân vào sâu
đánh phá thành giặc là việc bất đắc dĩ. Xin hãy sai một biện sĩ cầm mảnh
thư đến hỏi tội, để xem tình hình hư thực của giặc, như kế sách của hàn Tín
phá nước Yên ngày trước, không phải khó nhọc mà thành công. Cổ nhân có
nói: "Lòng giặc khó lường". Thần xin bệ hạ hãy xét kỷ lại".
Vua nói:
"Ta mình mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông
trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không ai dám đươngđầu với ta. Thế là cái
aơ trời giúp cho ta đó. Huống chi nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn,
không còn lòng dạ đánh nhau. Cổ nhân [44b] nói: "Dùng binh quý thần
tốc". Nay nếu dừng lại không tiến, thì thực là trời cho mà không lấy, để nó