[45b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Trương Đỗ khi làm quan thì không giấu lời
nói thẳng, thế là đã xứng đáng với chức vụ của mình, khi can thì nói tới ba
lần, thế là đã dám chạm đến vua. Vậy mà ông không được vua nghe, thế là
tâm trí nhà vua đã lẫn rồi! Người có ttrách nhiệm phải nói, không được
nghe theo thì bỏ đi, thế là sự tiến lui của Đỗ đều đã hợp lẽ phải vậy. Tuy lời
nói thẳng thường trái tai vua, nhưng lại hay lợi cho thân vua. Việc này có
thể làm gương được.
Mùa hạ, tháng 5, ngày 13, thượng hoàng vì thấy vua chết vì nạn nước, mới
lập con trưởng của vua là Kiến Đức đại vương Hiện nối nghiệp lên ngôi
hoàng đế. [Vua] tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm
thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh
nhân hiếu hoàng đế.
Tháng 6, ngày 11, Chiêm Thành vào cướp.
Đầu tiên thượng hoàng nghe tin giặc đến, sai trấn quốc tướng quân Cung
Chính vương Sư Hiền giữ cửa biển Đại An. Giặc biết [ở đó] có phòngbị,
mới từ cửa biển Thiên Phù
1139
[46a] mà vào, rồi tiến thẳng đến kinh sư.
Ngày 12, giặc lại dẫn quân về, ra cửa biển Đại An
1140
bọ bão, chết đuối rất
nhiều.
Mùa thu, tháng 9, sách phong con gái thượng hoàng là Thiên Huy công
chúa Thục Mỹ làm hoàng hậu, hiệu là Quang Loan.
Chiêu hồn (của Duệ Tông) chôn ở Hy Lăng, miếu hiệu là Duệ Tông.
Sai Trần Đình Thám sang cáo phó với nước Minh, nói là Duệ Tông đi tuần
biên giới bị chết đuối và báo tin lập vua nối ngôi. Người Minh từ chối, lấy
cớ là có ba thứ chết không có lễ viếng là chết vì sợ, chết vì bị đè, chết đuối.
Đình Thám cãi lại, cho là người Chiêm gây loạn quấy nhiễu biên cương,
còn Duệ Tông có công chống nạn cứu dân sao lại không viếng. Bấy giờ vua
Minh đang có âm mưu thôn tính nước ta, định lợi dụng sơ hở đó. Thái sư
Lý Thiện Trường can rằng:
"Em chết vì nạn nước mà anh lập con của em lên, xem việc người như vậy,
thì có thể biết được mệnh trời". Việc ấy bèn bỏ đi.
Đình Thám từ tiến sĩ thám hoa lang, trải làm trung thư thị lang, kiêm [46b]