hiệu cho thần kỳ các nơi.
Tháng 6, ngày 25, mưa bão lớn.
Lấy Chương Tĩnh vương Nguyên Hy, em trai Nguyên Diệu, làm Nhập nội
kiểm hiệu tướng quốc bình chương sự. Bấy giờ Chương Tĩnh Vương
Nguyên Hy trong lòng không yên
1202
, cho nên có lệnh này.
La Ngai về đến Chiêm Thành, chiếm nước, tự lập làm vua. Con của Bồng
Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và em là Chế Sơn Nô sợ bị giết, liền chạy sang
ta. Phong Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu, Sơn Nô làm Á hầu.
Mùa đông, tháng 10, khơi sông Thiên Đức.
Sai thợ đá ở An Hoạch
1203
đào mở cửa hang núi Thiên Kiện và hang núi
Khuẩn Mai để lấy tiền của chôn ở đó khi trước. Nhưng bấy giờ cả hai núi
đều bị lở, cửa hang bị lấp kín, đào mãi không được, phải bỏ.
Tháng 11, ngày 14, Tư đồ Chương Tức Quốc thượng hầu [19b] Nguyên
Đán mất.
Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời
xưa. Thượng hoàng thường ngự đến nhà riêng của ông để thăm bệnh và hỏi
việc sau này. Nhưng Nguyên Đán đều không nói gì, chỉ thưa:
"Xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu ChiêmThành như con, thì nước
nhà vô sự. Tôi dầu chết cũng được bất hủ".
Thượng hoàng có làm bài thơ đề trên mộ ông. Nguyên Đán từng làm bài
thơ Thập cầm
1204
có câu rằng:
Nhân ngôn ký tử dữ lão nha, Bất thức lão nha liên ái phủ. (Đem con mà gửi
cho loài quạ, Chẳng biết quạ già có xót thương?). Sử thần Ngô Sĩ Liên nói:
Làm rõ điều nghĩa mà không mưu lợi, làm sáng đạo lớn mà không kể công,
đó là tấm lòng người quân tử. Nguyên Đán là bậc đại thần cùng họ với vua,
biết họ Hồ sắp cướp ngôi, cơ nghiệp nhà trần sắp hết, thế mà không nghĩ
đến việc vững vàng vượt qua gian nan, cùng vui lo với nước, lại đem con
mình gửi gắm cho họ Hồ để làm kế về sau
1205
. [20a] [Thế là] mưu lợi mà
không nghĩ đến nghĩa, bỏ đạo mà chỉ tính đến công, sao gọi là người hiền
được? Hơn nữa, lúc ấy tai họa người Chiêm là việc cần kíp, mà lại bảo yêu
Chiêm Thành như con, thờ nước Minh như cha, thì chỉ là câu nói tầm