dâng kế sách đưa quân lên biên giới đón đánh, không cho quân giặc tiến
vào đất ta, không để chúng ỷ vào trường binh và thông đuợc đường tiến
quân. Nhưng các tướng không theo kế ấy. Bố Đông bị bệnh rồi chết.
Mùa đông, tháng 10, lấy Hồ Cương làm Đại trị châu lộ Diễn Châu, Đặng
Tư Thành làm Phán châu sự.
Tháng 11, Quý Ly làm sách Quốc ngữ Thi nghĩa
1253
và bài tựa, sai nữ sư
dạy hậu phi và cung nhân học tập. Bài tựa phần nhiều theo ý mình, không
theo tập truyện của Chu Tử.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ sau khi Mạnh Tử mất, người làm thầy đều chỉ
chuyên dạy môn của mình, người đi học cũng chỉ học riêng theo một học
thuyết . Nguồn chia, dòng tách, sai một ly đi một dặm! Có khi thì chảy tách
thành một dòng khác, có khi lại quay giáo mà đánh lẫn nhau, không sao
quay về một mối được! Những học giả đáng [28a] ca ngợi, tuy gọi bậc đại
nho cũng không tránh khỏi còn có vết tỳ vết nhỏ, chưa có ai là được hoàn
hảo cả .
Chu Tử sinh vào cuối đời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh
1254
của
các nhà nho Hán, Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh
nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải,
vắt óc nghiền ngẫm, lý và tâm dung họp . Ông giải thích thì tường tận, chỉ
dẫn thì xa rộng, thực là tập đại thành của các tiên nho và cũng là khuôn
mẫu cho những kẻ hậu học. Huống chi lại có Trình Tử xướng ơ trước, và
Chu Tử bổ sung chỗ chưa hoàn hảo ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm rồi. Người
sau mà có trước tác, thì cũng chỉ là mở mang cho rộng thêm, tô chuốc cho
bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê bai bàn cải?
[28b] Đinh Sửu, [Quang Thái] nămthứ 10 [1397], (Minh Hồng Vũ năm thứ
30). Mùa xuân, tháng giêng, sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sư lệnh Đỗ
Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh
Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường
phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất.
Trước đó, triều đình bàn bạc chưa xong, hành khiển Phạm Cự Luận khuyên
nên thôi.