ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 563

1262 Bản dịch cũ chép là 11 mẫn và chú là CMCB 11 ghi 12 mẫu.
1263 Danh điền: là ruộng có người đứng tên, tức ruộng tư.
1264 Đường An: tức huyện Bình Giang về sau, nay là một phần đất huyện
Cẩm Bình, Hải Hưng.
1265 Nguyên văn là chữ "hữu", nhưng chắc là chữ "cổ", Cương Mục cũng
chép là Cổ Lũng. Cổ Lũng là tên đời Trần, đến đời Lê mới đổi là Hữu
Lũng, nay là huyện Hữu Lũng, thuộc tỉnh Lạng Sơn.
1266 Nguyên văn là chữ? không có loại từ nào có chữ này. Tên vua nhà
Trần thường có bộ nhật, hoặc hỏa. Ở đây, tên vua là An và thêm bộ hỏa .
1267 Hào Cửu ngũ của quê Kiền trong Kinh Dịch nói: "Long phi tại thiên,
lợi kiến đại nhân" được coi là điềm xuất hiện vua giỏi, nên "ngôi cửu ngũ"
là chỉ ngôi vua.
1268 Tức thái tử.
1269 Huyền phong: là phong cách thanh tao, ở đây chỉ đạo giáo.
1270 Hoàng ốc: loại xe vua ngự, ngoài bọc lụa sắc vàng. Nên hoàng ốc
cũng dùng để chỉ ngôi vua.
1271 Quốc tổ: tức là tổ phụ (ông) của vua. Vợ Thuận Tông là con gái
trưởng Quý Ly. Quý Ly là ông ngoại của Thiếu đế An.
1272 Quan điền: ruộng công.
1273 Ngũ Quý: còn gọi là Ngũ Đại, giai đoạn lịch sử Trung Quốc gồm 5
triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, Hậu Hán
(947 - 950) là tên một triều đại do Lưu Tri Viễn lập ra kế tiếp triều đại Hậu
Tấn, đặt quốc hiệu là Hán, nên đời sau gọi là Hậu Hán.
1274 Tức Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương.
1275 Theo phép chép sử truyền thống của sử gia phong kiến, chỉ những
triều đại chính thống mới được chép riêng thành kỷ, như kỷ nhà Lý, kỷ nhà
Trần, kỷ nhà Lê... những triều đại không chính thống (gọi là nhuận triều)
thì không được chép thành kỷ.
1276 Kiến Văn: là niên hiệu của Minh Huệ Đế, không phải là của Minh
Thái Tổ, Toàn thư in lầm.
1277 Thôn Đạm Thủy: thuộc huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng
Ninh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.