vâng lệnh soạn thảo cả.
Sai Đồng tri Nguyễn Mẫn, Đội trưởng Nguyễn Lôi mang thư đến hai thành
Tây Đô và Cổ Lộng ra lệnh giải vây, vì hai thành này chưa hạ được.
Bọn hương hộ
1539
người địa phương là Vương Manh đem vợ con 39 người
tới dâng đoạn tấm và hương quý. Bấy giờ đối với nguỵ quan, thổ quân và
các hộ đãi vàng, tìm hương liệu trong thành, Vương Thông cho họ được tự
nguyện về phương Bắc hay ở lại nước Nam theo ý của mình. Nhưng người
muốn ở lại thì nhiều, muốn xin đi thì ít.
Ngày 29, sai sứ sang trình bày với nhà Minh.
Trước đó, vua đã lập Trần Cảo. Hồi tháng 8, đã sai sứ sang cầu phong.
Đế đây, lấy Hàn lâm đãi chế Lê Thiếu Dĩnh (người làng Khả Mộ, nay là
Mộ Trạch, huyện Đường An), Chủ thư sứ Lê Cảnh Quang đều làm Thẩm
hình viện sứ. Quốc tử bác [46a] sĩ Lê Đức Huy, Kim ngô vị tướng quân
Đặng Hiếu Lộc làm Thẩm hình viện phó sứ (bốn người này đều là đầu
mục), nội lệnh sử Đặng Lục và Lê Trạc, Vũ vệ tướng quân Đỗ Lãnh và
Trần Nghiễm đều làm An phủ sứ (bốn người này đều là tòng nhân) đem tờ
biểu và phương vật (hai pho tượng người bằng vàng thay cho mình, một
chiéc lư hương bạc, một đôi bình hoa bạc, 300 tấm lụa thổ, 14 đôi ngà voi,
20 lọ xông hương áo, 2 vạn nén hương, 24 khối trầm hương và tốc hương)
cùng với bọn chỉ huy do Vương Thông sai về, đều lên đường đưa về [Yên]
Kinh. Đồng thời, đưa cả chiếc song hổ phù và quả ấn bạc hai tầng của Quan
tổng binh An Viễn hầu, nguyên lĩnh Chinh lỗ phó tướng quân, 13.578 quân
nhân, 280 viên sĩ quan, 2.137 viên quan lại, 13.180 tên quân cờ, 1.200 con
ngựa tốt, [46b] lập bản danh sách đầy đủ, đưa sang Yên Kinh để trần tình
và xin phong Trần Cảo là Quốc vương. Sau khi sai bọn Lê Thiếu Dĩnh sang
cầu phong, tất cả bọn ngụy quan và lương dân bị cưỡng bức đi theo ở trong
thành Đông Quan, vua đều sai đưa về cả.
Tháng 12, ngày 12, Vương Thông nhà Minh sai quân bộ qua sông Lô đi
trước, quân thủy theo sau.
Bấy giờ các tướng sĩ và người nước ta rất căm thù quân Minh đã giết hại
cha con, thân thích họ, liền rủ nhau tới khuyên vua giết bọn chúng đi. Vua