Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.
1474 Sông Yên Duyệt: ở làng Yên Duyệt, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây
ngày nay.
1475 Tốt Động: tên nôm gọi là làng Rér. Đây là vùng đất thấp, lầy lội.
Cánh đồng Tốt Động là đồng chiêm trũng, rất lầy lội.
1476 Chúc Động: cách Tốt Động 6km về phía đông bắc và ở ngay phía tây
Ninh Kiều. Cả hai con đường từ Ninh Kiều đến Cao Bộ đều phải đi qua
vùng Cbúc Động. Chúc Động nay là Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện
Chương Mỹ, Hà Tây.
1477 Đoạn này Toàn thư viết rất khó hiểu. Xin ghi lại đoạn nói về trận đánh
này của Cương mụd để tiện tham khảo: "Bắt được gián điệp của địch, ta
biết Thông đã tiến đóng ở Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiền nhanh đến
phía sau quân Triện, còn chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía
trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, thì các mũi quân địch
cùng lúc đánh khép lại. Hồi canh năm đêm ấy, bọn Lễ sai quân bắn súng
pháo ở nơi yếu hại để đánh lừa giặc. Giặc nghe súng nổ, đều đỗ xô đi chiếm
lấy chỗ thuận lợi. Chúng lùa quân đi tắt vào. Bấy giờ trời mưa, đường lầy
lội, chúng kéo đến Tốt Động, bị phục binh ta bốn bề nổi dậy. Quân ta hợp
sức lại, hăng hái chiến đấu, cả phá dược quân giặc ". (CMCB 13, 28-29).
1478 Lũng Giang: tức là sông Đáy, còn gọi là sông Đại Lũng.
1479 Chuông Quy Điền: tương truyền được đúc từ đời nhà Lý, chuông để ở
chùa Một Cột. Vạc Phổ Minh: là chiếc vạc lớn ở chùa Phổ Minh gần thành
phố Nam Định, tỉnh Nam Hà. Chùa này làm vào năm Thiệu Long năm thứ
5 (1262).
1480 Lịch chính sóc: chính sóc là ngày mồng một tháng giêng Âm lịch. Ở
đây chỉ lịch tính theo tuần trăng của nhà Minh.
1481 Tây Phù Liệt: thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
1482 Sông Lô: bây giờ là sông Hồng. Đông Bộ Đầu: nay ở khoảng dốc
Hàng Than, phía trên cầu Long Biên, Hà Nội.
1483 Đông Phù Liệt: tên xã, cũng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày
nay.
1484 Bốn đạo: 1-Tây Đạo gồm các trấn Tam Giang, Hưng Hóa, Tuyên