cung đốn, trần thiết không đủ, đánh chết người chủ bạ, nhưng rồi cũng bị
đánh đuổi. Thái thú Cửu Chân là Đam Manh vì bố vợ là Chu Kinh mà bày
tiệc mời các quan to. Khi rượu say cho cử nhạc, công tào Phan Hâm đứng
dậy múa, rồi mời Kinh. Kinh không chịu đứng lên, Hâm cứ thúc ép mãi.
Manh nổi giận giết Hâm. Em của Hâm đem quân đến đánh Manh. Thái thú
Giao Chỉ trước là Sĩ Nhiếp sai quân đến đánh dẹp không được. Bấy giờ
Thứ sử Chu Phù phần nhiều cho người làng như bọn Ngu Bao, Lưu Ngạn
chia nhau làm trưởng lại, vơ vét của dân, một con cá vàng thu thóc mộc
hộc. Trăm họ oán ghét làm phản, kéo đi đánh phá châu quận, Phù phải chạy
ra biển. Bộ Chất đã lần lượt làm cỏ, kỷ cương mới được chấn chỉnh lại. Sau
Lữ Đại bình được loạn Sĩ Huy, đổi đặt các trưởng lại, làm sáng tỏ kỷ cương
của nhà vua, uy [3b] danh khắp muôn dặm, lớn nhỏ đều theo. Do đó mà
xem thì giữ yên biên giới, vỗ về dân xa quả thật là ở tại người. Bổ nhiệm
các chức bá mục nên chọn người thanh liêm. Ngoài cõi hoang phục thì họa
phúc lại càng hệ trọng lắm. Nay Giao Châu tuy rằng tạm yên, nhưng còn
bọn giặc lâu nay ở Cao Lương
97
bốn quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất
Lâm, Châu Nhai cũng chưa yên, trộm cướp thường tụ họp. Nếu Đại không
trở lại phương Nam nữa thì Thứ sử mới nên chọn người nào cẩn thận chu
đáo, có phương lược mưu kế để vỗ về, mới có thể trị yên được. Còn như
hạng người thường, chỉ biết giữ phép thường, không có mưu kỳ chước lạ
thì lũ ác nghịch
98
ngày thêm nảy nở
99
". Ngô Vương lại cho Đại làm Trấn
Nam tướng quân, phong tước Phiên Ngung hầu (có sách chép là phong
Ngụy quận Lăng Lệ Công).
Mậu Thìn, [284], (Hán Diên Hy năm thứ 11; Ngô Vĩnh An năm thứ 1)
100
.
Người Cửu Chân lại đánh hãm thành ấp, châu quận rối động. Ngô Vương
cho Hành Dương đốc quân đô úy Lục Dận (có sách chép là Lục Thương)
làm Thứ sử kiêm hiệu úy. [4a] Dận đến nơi, lấy ân đức tín nghĩa hiểu dụ,
dân ra hàng phục đến hơn 3 vạn nhà, trong châu lại yên. Sau, người con gái
ở quận Cửu Chân là Triệu Ẩu tập họp dân chúng đánh chiếm các quận
huyện (Ẩu vú dài 3 thước, vắt ra sau lưng, thường ngồi trên đầu voi đánh
nhau với giặc). Dận dẹp yên được. (Sách Giao Chỉ chí chép: Trong núi ở