chờ khi nào truyền ngôi mới dùng. Ấn "Đại thiên hành hóa chi bảo" thì
dùng khi ban chiếu chế. Ấn "Sắc mệnh chi bảo" thì dùng khi có sắc dụ và
hiệu lệnh
thưởng phạt cùng các việc lớn. Ấn "Ngự tiền tiểu bảo" thì dùng khi có việc
cơ mật
1627
. Nhưng chính sự thì vẫn dùng ấn bằng ngà, chưa dùng đến các
ấn mới đúc.
Ra lệnh chỉ cho đại thần và các quan văn võ rằng: Từ nay về sau, các bậc
công hầu và các quan văn võ khi nào chầu, mỗi người chỉ mang theo số
người hầu nhất định: nhất phẩm thì 5 người, nhị phẩm 2 người, tam phẩm 1
người.
Ra lệnh chỉ cho các quan văn võ và quân dân rằng: Từ nay về sau, quân hay
dân đến các nhà đại gia hay quan gia, không được tôn tên là "quân gia" hay
"công nha", và không được tự xưng là
"thần". Nếu trái lệnh, thì người xưng hô, người nhận xưng hô đều bị trị tội
theo luật. Đối với các quan từ
tham dự triều chính trở lên, khi quân hay dân có đơn kêu việc gì mới được
xưng là "Bộc thân công nha"
1628
không được xưng là "thần".
[25b] Dân các lộ Lạng Sơn, Nam Sách đều bị bệnh dịch.
Lấy Ngự tiền trung quân thiết đột Lê Đẳng làm Phòng ngự sứ coi việc quân
dân các xứ Phọc La, Trình Song, Mường Dương thượng và hạ của Ai Lao;
Lê Thiên làm phòng ngự sứ coi việc quân dân các
châu Nam Mã, Tàm Thượng, Tàm Hạ
1629
huyện Lan Hòa.
Bấy giờ các mường của Ai Lao, tuy ngoài mặt nói là quy thuận nước ta,
nhưng vẫn giáo giở bất thường, nên triều đình phải đặt quan ở những nơi
đó để trông coi.
Có bảy tên ăn trộm can tội tái phạm, đều còn ít tuổi, hình quan chiếu luật
đáng xử chém. Bọn đại tư đồ Lê Sát thấy giết người nhiều quá, trong lòng
ngần ngại. Vua đem việc ấy hỏi Thừa chỉ Nguyễn Trãi. Trãi trả lời:
"Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy
người, e không phải là