Phạm Thị Nghiêu trước kia bị viên nội quan nhà Minh là Mã Kỳ bắt đi.
Đến khi trở về, không chịu giữ tiết, lập mưu dụ dỗ bọn gian ác, định mưu
phế lập. Vua thấy Thị Nghiêu tuổi đã già, cho vào Lam Kinh hầu Vĩnh
Lăng. Phạm Thị Nghiêu vì vậy lại càng oán hận, tội ác đã rõ rệt, theo [55a]
lời bàn của mọi người, bắt phải tự tử.
Nhâm Tuất, [Đại Bảo] năm thứ 3 [1442], (Minh Chính Thống năm thứ 7).
Mùa xuân, tháng giêng, làm cung điện mới.
Tháng 3, tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Cho bọn Nguyễn Trực,
Nguyễn Nhữ Đổ, Lương Như Hộc 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Trần Văn
Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ đồng tiến sĩ
xuất thân. Lại sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt
đầu có từ đây.
Mùa thu, tháng 7, ngày 20, Hoàng tử Tư Thành sinh.
Ngày 27, vua đi tuần về miền đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn
Trãi mời vua ngự chùa Côn Sơn
1686
ở hương của Trãi. Vua đi thuyền từ bến
Đông, vào sông Thiên Đức, qua mộ Bạch Sư ở cầu Bông, xã Đại Toán,
huyện Quế Dương, thì thuyền ngự không đi lên được. Các quân hết sức kéo
dây cũng không nhúc nhích, [55b] hình như có người giữ lại. Vua bèn sai
trung sứ
1687
đi hỏi khắp những người già cả xứ ấy xem chổ này có vị thần
nào. Các cụ già bảo:
"Ngày xưa, có người tên Bạch Sư, khi còn sống rất tinh thông pháp thuật.
Sau khi mất, chôn ở ven sông, thường có hiển linh, người xứ này vẫn tế
thần long trọng lắm".
Trung sứ hỏi : "Tế bằng thứ gì?".
Người già nói: "Tế bằng nghé".
Trung sứ đem việc ấy về tâu. Vua sai đem nghé non đến tế thần. Bấy giờ
thuyền ngự mới đi được.
Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định
1688
, bỗng bị
bạo bệnh rồi băng.
Trước đây, vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ,
người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ,