dao bắt giết đi.
Đinh Sửu, [Diên Ninh] năm thứ 4 [1457], (Mimh Thiên Thuận năm thứ 1).
Mùa xuân, tháng giêng, vua Cảnh Thái nhà Minh ốm, bọn bầy tôi Vũ
Thanh hầu Thạch Hanh, cùng với Chưởng binh đô
đốc Trương Nghê (Nghê là con Trương Phụ), Tả đô ngự sử Dương [95a]
Thiên, Phó đô ngự sử Từ Hữu Trinh đón Thượng hoàng (tức là Anh Tông)
trở lại lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Thuận.
Tháng 2, ngày mồng 1, nhà Minh phế vua Cảnh Thái là Thành Vương như
cũ, cho về ở Tây cung. Tháng ấy, ngày 19, Thành Vương mất. Ban lụa
hồng cho các phi tần như Đường Thị, bắt phải tự tử để chôn theo Thành
Vương.
Mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 9, gió to.
Tháng 9, ngày 26, nhà Minh sai chánh sứ là Thượng bảo tự khanh kiêm
Hàn lâm viện thị độc Hoàng Gián, phó sứ là Thái bộc tự thừa Trâu Doãn
Long sang báo tin Anh Tông trở lại ngôi, tin lập Hoàng thái tử và ban cho
vóc lụa.
Mùa đông, tháng 10, ngày 14, vua sai chánh sứ là Nam đạo hành khiển tả
nạp ngôn tri [95b] quân dân bạ tịch Lê Hy Cát, các phó sứ là bọn Hàn lâm
viện thị giảng Trịnh Thiết Trường, Trung thư khởi cư xá nhân Nguyễn
Thiên Tích, Giám sát ngự sử Trần Xác sang nhà Minh mừng việc lên ngôi
và lập Hoàng thái tử, cùng tạ ơn ban vóc lụa.
(Lê Hy Cát người Lam Sơn, huyện Lương Giang).
Mậu Dần, [Diên Ninh] năm thứ 5 [1458], (Minh Thiên Thuận năm thứ
2).Thi hội cho các sĩ nhân trong nước. Cho bọn Nguyễn Văn Nễ đỗ tiến sĩ
xuất thân.
Kỹ Mão, [Diên Ninh] năm thứ 6 [1459], (Minh Thiên Thuận năm thứ 3).
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 3, Lạng Sơn Vương Nghi Dân đang đêm
bắc thang, chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm. Vua
và Tuyên Từ hoàng thái hậu đều bị hại.
Trước kia, Dương Thị Bí là mẹ Nghi Dân có tội với Thái Tông, nên Nghi
Dân không được lập, mới ngầm chức mưu gian, nhòm ngó ngôi báu, cùng
bọnđồ đảng Phạm Đồn, [96a] Phan Ban, Trân Lăng xướng xuất bọn vô lại