Thể nào gọi là thực tập, nó khiến bạn bắt đầu đầy hào hứng, thế rồi kết
thúc một cách nhàm chán, thậm chí còn có sức hủy hoại hết mọi suy nghĩ
trước đó, nó khiến bạn không thể điều chỉnh lại từ đầu cái khoảng cách
giữa lí tưởng và hiện thực.
Đến người có thành tích thực tập ưu tú như Hạ Diệu Diệu cũng cảm
thấy sự đả kích mạnh của hiện thực, đây không phải lúc bạn cứ làm nhiều,
làm tốt, làm không phàn nàn là có thể đạt được nhiều, thậm chí bạn không
thể nào học được kĩ năng trong tay người khác. Sự chăm chỉ ngoan ngoãn
của Hạ Diệu Diệu chẳng qua chỉ là lao động thể lực, chỉ cần bỏ ra 100 tệ là
có thể thuê ở bên đường, vác máy quay chạy, sửa những tư liệu lỗi thời,
copy tài liệu, là chân sai vặt cho tất cả mọi người.
Sau đó thì sao?
Không có sau đó nữa, làm sao có thể viết được một bài tin thật hay,
làm sao dùng từ đi vào lòng độc giả, một bài viết từ ban đầu lên ý tưởng
đến hoàn thành cần trải qua những bước nào, không ai nói cho bạn biết, chỉ
dựa vào quan sát, dựa vào sự từng trải, hoàn toàn không hề tồn tại việc vừa
mới vào đã có cơ hội được thể hiện mình.
Đây là cấp trên chẳng có ai để mắt đến bạn, bạn không bị ai vùi dập,
nếu có hành động nào đắc tội với cấp trên, thì bị vùi dập đến đâu còn chưa
biết được.
Đó là toàn bộ kết quả kì thực tập của Hạ Diệu Diệu, mệt - máy quay
thật nặng, con đường sau này của cô còn rất dài, cúi đầu ứng phó là được.
Còn nữa, còn nữa, đây là một thời đại đánh giá người ta qua vẻ bề ngoài,
nhất định phải chú ý ăn mặc, trước đây trong trường học, ăn mặc tùy ý, ra
xã hội rồi sẽ là rào cản, rào cản đó gọi là – vẻ bề ngoài không có sức thuyết
phục. Nghĩ đến đây, Hạ Diệu Diệu thấy hai tháng hè, có được bốn nghìn tệ
cũng đáng, ít ra cũng không bị viện cớ chỉ trả ba nghìn tệ, không phải sao?