“Chúng tôi là những bà mẹ không biên giới”, Kathy đã trả lời như
vậy. Khi tỉnh dậy, cô đã tự hỏi mình về ý nghĩa của giấc mơ đó. Vài
năm sau, Kathy trở thành người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận
do chính cô sáng lập nên với tên gọi “Những bà mẹ không biên giới”.
Hàng năm cô chuyển đến các quốc gia châu Phi rất nhiều quần
áo, thuốc men và dụng cụ học tập để cung cấp cho trẻ mồ côi.
Chuyến đi đầu tiên đến Zambia, Kathy đã phỏng vấn hơn một
ngàn đứa trẻ mồ côi là nạn nhân của AIDS, mà trong số đó, phần
lớn các em đều không nhà. Những bức ảnh của Kathy đã nói lên
nhiều điều. “Rachel và 2 đứa em sinh đôi của cô bé đang ở trong
một túp lều bẩn thỉu. Ruồi nhặng ở khắp nơi. Bọn trẻ đã nhịn đói
suốt 3 ngày liền. Rachel làm việc ở tiệm giặt ủi để kiếm sống,
nhưng tiền công cho mỗi chậu đồ chưa đến 10 xu Mỹ”.
Với những đứa trẻ này, một cây bút chì hay một đôi giày đều mở
ra cơ hội đến trường, và xa hơn là giúp chúng thoát khỏi sự nghèo
đói. Kathy đã xây dựng một ngôi làng dành riêng cho trẻ em. Tại đây,
các em được đến trường và được chăm sóc sức khỏe. Với Kathy,
tương lai của những đứa trẻ bất hạnh ở phía bên kia bán cầu là sự
nghiệp của đời cô.
Hiện tại, câu chuyện về những người làm nên sự nghiệp như
Steve Demeter, Ethan Nicolas và Kathy Headlee Mine có thể chưa
phổ biến, nhưng họ là những công dân tiêu biểu của một thế giới
tràn ngập màu xanh quanh bạn. Và điều bạn cần làm là thay đổi
cách nhìn của mình. Trong thời đại nhiều biến động, mất mát là
điều khó tránh khỏi, song nó cũng mang theo rất nhiều cơ hội
ngoài sức tưởng tượng mà lúc ổn định không thể có được.
Không phải ai cũng bắt đầu sự nghiệp bằng việc viết phần
mềm trò chơi cho điện thoại iPhone như Steve Demeter và Ethan
Nicolas, hay điều hành tổ chức cứu giúp trẻ em như Kathy Headlee