việc này". Và Terry đã cay đắng ký vào giấy chấp thuận cho phép
cắt bỏ chân mình.
Những ngày sau đó, khi nằm trên giường bệnh đợi hồi phục sức
khỏe, có lẽ Terry đã gặm nhấm một cách chua xót về nỗi mất mát
lớn nhất đời của mình. Có lẽ ông đã than khóc cho sự nghiệp thể
thao đầy hứa hẹn phải chấm dứt ngay cả khi chưa kịp bắt đầu.
Nhưng không, ông tập trung tất cả những suy nghĩ của mình vào
những điều mà người thầy huấn luyện viên thời trung học của ông
đã từng nói: "Con có thể làm được bất kỳ chuyện gì – nếu
con quyết tâm thực hiện việc đó bằng tất cả trái tim".
Terry dự định sẽ chạy bộ xuyên Canada nhằm gây quỹ khoảng
một trăm nghìn đô la, tài trợ cho các cuộc nghiên cứu ung thư ở trẻ
em để các em không phải chịu sự đau khổ và nỗi khó nhọc mà ông đã
trải qua. Ông ghi ra giấy mục tiêu của mình và luôn suy nghĩ về nó.
Khi xuất viện, Terry được lắp một chân giả. Ông tập đi trở lại và
nói với bố mẹ, với mọi người về dự định tổ chức cuộc thi chạy
maratông mang tên "Hy Vọng".
Bố ông bảo: "Con ạ, gia đình đã để dành tiền để con học đại học
trở lại. Khi nào tốt nghiệp, con hãy tham gia hoạt động từ thiện".
Nhưng ngay hôm sau, Terry đến Hội Ung thư Canada trao đổi về
dự định quyên tiền thông qua cuộc chạy đua maratông. Họ nói phải
gác qua việc này vì đang bận rộn với nhiều hoạt động khác. Họ cũng
cho rằng gia đình ông nói đúng và ông nên để sau này hãy tính.
Ông quay trở về trường, thuyết phục người bạn thân đáp máy
bay đi Newfoundland. Ở đó, Terry bắt đầu cuộc chạy bộ xuyên
quốc gia. Là người thuộc cộng đồng nói tiếng Anh của Canada,
nhưng nơi xuất phát là khu vực nói tiếng Pháp nên lúc đầu ông
chưa được giới truyền thông chú ý. Sau 327 ngày ông mới đến được