DÁM THÀNH CÔNG - Trang 30

Một cách khác để diễn đạt điều này là vạn vật luôn có một hành

trình riêng và một sứ mệnh đã được xác lập. Richard Attenborough
suy nghĩ và viết ra ý tưởng cho bộ phim Gandhi trọn hai mươi năm
trước khi nó được thực hiện. Ông đề ra mục tiêu và sẵn sàng thực
hiện nhưng thời cơ chưa tới. Mất hai mươi năm sau người ta mới có
thể chấp nhận một bộ phim về vị lãnh tụ vĩ đại người Ấn Độ. Khi
mọi thứ đã sẵn sàng, sứ mệnh sẽ được thực hiện. Ben Kingsley đã sẵn
sàng đóng vai Gandhi. (Ông chỉ là một cậu bé khi Attenborough nghĩ
ra bộ phim!) Các vấn đề vốn, tiếp thị, phân phối đã được chuẩn
bị đầy đủ để thực hiện bộ phim.

Việc đề ra nhiều mục tiêu cho phép chúng ta có thời gian chờ

đợi vạn vật vào đúng quỹ đạo mà chúng ta mong muốn. Walt Disney
có những mục tiêu ấp ủ trong năm mươi năm. Ông mất năm 1966,
Michael Eisner kế nhiệm và xây dựng những công viên giải trí tại
California, Florida, Nhật, Pháp, Hong Kong… Disney là người đã đưa
ra ý tưởng và Eisner là người kế thừa và biến nó thành hiện thực.

2. Lý do thứ hai để viết ra nhiều mục tiêu là vì một khi đã đạt

được, mục tiêu cũ không còn ảnh hưởng và quan trọng nữa, do đó
nếu không có mục tiêu khác để hướng đến, bạn sẽ dễ cảm thấy
chán nản. Vì vậy ghi thật nhiều mục tiêu và đã đạt được một số thì
vẫn còn nhiều mục tiêu khác để chúng ta tiếp tục phấn đấu.

3. Một lý do nữa để không tự hạn chế mình với một ít mục tiêu là

vì quy luật của tự nhiên là sự phong phú và không có giới hạn của khả
năng. Nếu bạn có thể có được tất cả những cái mình muốn và sẵn
lòng phấn đấu để đạt được thì tại sao lại bằng lòng với số lượng ít
hơn? Mae West diễn tả điều này rất hay trong câu nói: "Nếu đạt
được nhiều thành quả như bạn ước mơ thì cuộc đời này thú vị biết
bao!".

Đừng vội bằng lòng với những mục tiêu nhỏ bé

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.