DÁM THÀNH CÔNG - Trang 28

Mục tiêu cũng giống như nam châm, nó sẽ lôi kéo chúng ta về

phía chúng. Có mục tiêu, chúng ta dễ có sự cam kết thực hiện và thế
là chúng ta buộc tiềm thức phải làm việc. Tiềm thức có thể rất
khôn ngoan. Nếu chúng ta vẫn nuôi dưỡng những nỗi sợ hãi tiềm

n và tiềm thức nhận biết điều đó thì nó có thể khiến chúng ta

quên đi những mục tiêu của mình. Hôm nay chúng ta quyết định sẽ
học thông thạo thêm một ngoại ngữ nhưng ngày mai, trong sự hối hả
của cuộc sống thường nhật, mục tiêu ấy dường như nhạt dần trong
ý thức, và tiềm thức lại được thảnh thơi rong chơi!

Vì thế, ngay sau khi đề ra một mục tiêu, chúng ta phải ghi ra

giấy. Đó là hành động thứ hai khẳng định chúng ta đã bắt tay thực
hiện và khiến cho sự nhắc nhở thực hiện mục tiêu có tính thường
xuyên, lâu dài. Đó cũng là một bước đi cụ thể khiến cho tiềm thức
nhận định rõ ràng chúng ta thật sự có ý định thực hiện mục tiêu.

Điều cần lưu ý là chúng ta chỉ thật sự tư duy khi cân nhắc cẩn

thận các ý nghĩ của mình và viết chúng ra giấy.

Khi viết một mục tiêu ra giấy, chúng ta tập trung cả tâm trí vào

việc hoàn thành mục tiêu đó. Thật dễ dàng bỏ qua, làm ngơ hoặc gạt
bỏ mục tiêu mà chúng ta từng nghĩ đến, nhưng sẽ khó làm thế nếu
mục tiêu được ghi ra rành rẽ trên giấy trắng mực đen.

Hãy viết ra nhiều mục tiêu một cách cụ thể

Nhiều người cũng sẽ bảo bạn viết ra những mục tiêu chính của

mình, nhưng chúng tôi khác họ khi khuyên bạn hãy viết ra cụ thể
thật nhiều mục tiêu. Đừng chỉ viết một hay hai mục tiêu mà nên
viết thật nhiều mục tiêu, ít nhất là 101 mục tiêu. Mỗi người nên lập
một cuốn "Nhật ký tương lai" trong đó có hàng trăm trang nói về
các mục tiêu!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.