Thế là tôi xin mẹ đi bán thiệp. Mẹ tôi vốn là một người có kỹ
năng bán hàng rất tốt. Bà là một người phụ nữ rất xinh đẹp, lúc
nào cũng tươi cười rạng rỡ, rất có uy tín, luôn quan tâm đến người
khác và nhất là có tài kể chuyện bậc thầy. Mẹ tôi bảo: "Mẹ không
những cho phép con đi bán thiệp mà còn dạy con cách bán nữa! Quan
trọng là con phải luôn tươi cười, gặp gỡ nhiều người để mời họ mua
thiệp. Để bán được nhiều hơn, con hãy lễ phép hỏi người mua thiệp
của con xem họ muốn mua một tấm thiệp hay hai tấm thiệp Giáng
sinh?".
Thế là tôi bắt đầu đi bán thiệp. Lúc ấy là đầu mùa đông năm
1957, tuyết phủ khá dày khắp mặt đất. Tôi mặc chiếc áo len có
mũ trùm đầu màu xanh, tay đeo găng, chân đi ủng và mặt đỏ lên vì
lạnh. Mục tiêu tôi nhắm tới đầu tiên là những người hàng xóm.
Ngày nào tôi cũng gõ cửa hết nhà này đến nhà khác. Khi có người
phụ nữ nào ra mở cửa, tôi hít hà và khẽ chạm găng tay vào mũi, nhẹ
nhàng hỏi bà có muốn mua thiệp Giáng sinh không. Làm thế nào
một người phụ nữ có thể từ chối một cậu bé trông thật dễ thương như
thế và lại còn đang chảy mũi kia chứ? Thế là tôi thường được nghe
nói: "Này cậu bé, vào nhà đã nào, ta không thể để cậu đứng ngoài trời
lạnh lẽo thế này".
Khi được mời vào trong nhà, tôi biết mình gần như đã thành
công. Tôi giải thích với bà rằng tôi đi bán thiệp là để kiếm tiền
mua xe đạp. Rồi tôi hỏi: "Xin hỏi bà muốn mua một tấm thiệp hay
hai tấm thiệp Giáng sinh ạ?". Và thật vui mừng khi có người không
chỉ mua một hai cái.
Từ những kinh nghiệm đầu đời đó, tôi đã trở thành một người
bán hàng cừ khôi. Tôi thành công được như vậy là vì tôi hiểu chính
xác mục tiêu của việc mình đang làm. Tôi không thích đi từ nhà này
sang nhà khác trong thời tiết giá lạnh như thế. Tôi cũng không ham
thích việc phải cố gắng bán hết 376 tấm thiệp Giáng sinh vào