ông đang ngồi trên ghế tựa, ẵm Mark trên tay.
Vì là thợ làm bánh nên bố ông bị chứng viêm khớp nặng, các
khớp đốt ngón tay bị giãn ra, cử động khó khăn và rất đau. Thương
bố, Mark xúc động nói: "Bố ạ, bố không cần phải bị viêm khớp
đâu. Con sẽ nhận căn bệnh đó thay cho bố". Với sự ngây thơ của trẻ
con, ông tin rằng mình đã bệnh thay bố, cuối cùng chính ông cũng
bị viêm khớp thật. Khi Mark soi lại điều đó trong trạng thái tái sinh,
ông toát mồ hôi hột. Người hướng dẫn tái sinh vừa dùng khăn lau
cho ông vừa an ủi: "Hãy để tâm trí thật thư giãn, chuyện đó đã qua
rồi, hãy xóa nó khỏi ký ức của anh và đừng bao giờ nghĩ tới, đừng
lo lắng làm gì". Ông đã làm theo, đã xua đuổi ý nghĩ đó ra khỏi tâm
trí và cùng với nó là căn bệnh viêm khớp của ông cũng khỏi dần.
Thật là điều kỳ diệu từ trí tưởng tượng phải không bạn? Ngày nay,
người ta gọi phương pháp này là thuật tái sinh hay phép quán tưởng.
Kỹ thuật tái sinh là một minh chứng điển hình nhất của việc thay đổi
quá khứ. Các bạn hãy tìm trong ký ức những trải nghiệm mang tính
tiêu cực và dùng kỹ thuật chúng tôi đã gợi ý để thay đổi nó.
BƯỚC 5
Vận dụng tất cả các giác quan
Để có thể tạo ra những hình ảnh tưởng tượng, bạn cần phải dùng
đến năm giác quan của mình – vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác
và thính giác. Các giác quan này sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn điều
mình đang nghĩ đến, đang hướng đến.
Hãy dùng thị giác để tưởng tượng đến những cảnh quan rộng lớn,
sống động. Thính giác để đưa âm thanh hoàn hảo vào khung cảnh
mà bạn đang tưởng tượng. Khứu giác sẽ làm bạn ngây ngất trước
hương thơm lan tỏa. Xúc giác để sờ vào, chạm đến những sự vật, để
cảm nhận bề mặt, kết cấu, sự ấm áp (hay mát lạnh) của chúng.