mũi chịu sào. Thế nhưng, hãy đối mặt với thực tế, những kẻ viết ra những
điều vớ vẩn này quả thực chẳng hiểu gì hoặc chưa từng trải qua. Họ thường
là những nhà tư vấn về sự thay đổi (với bổn phận bào chữa). Thế nhưng
bạn phải làm gì nếu bạn đang đứng đây và buộc phải thuyết phục một nhóm
người chấp nhận sự thay đổi?
ĐƠN GIẢN HÓA VẤN ĐỀ
Những nhà quản lý cao cấp thường hay suy nghĩ hoặc phát ngôn về
những điều lớn lao. Điều đó là tốt. Nhưng họ thậm chí còn thích phát biểu
theo cách mà chỉ có những chuyên gia mới có thể hiểu nổi. Điều này thì trái
ngược hoàn toàn. Một nhà cải cách luôn phải biết cách đơn giản hóa vấn
đề. Tránh sử dụng biệt ngữ. Tốt nhất nên sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để
bất cứ ai cũng có thể hiểu được những điều bạn đang nói.
TẠO KHÔNG KHÍ THOẢI MÁI CHO MỌI NGƯỜI
Khi thuyết trình trước một nhóm người, hãy khiến mọi người cảm thấy
thoải mái. Bài thuyết trình của bạn nên ngắn gọn ở mức tối đa. Bên cạnh đó
hãy mời mọi người đặt câu hỏi cho bạn. Bạn nên hướng mọi người đặt câu
hỏi tập trung vào vấn đề. Thậm chí bạn có thể đưa ra một câu hỏi đơn giản
làm ví dụ để chứng minh cho điều bạn vừa nói. Chẳng hạn nếu bạn đang
nói về quy trình Six Sigma, trước hết hãy xác định khái niệm của nó: đó là
quy trình cho phép ba lỗi sai trên 100.000 khả năng gây lỗi. Cuộc đối thoại
như thế thể hiện việc bạn sẵn sàng đón nhận mọi câu hỏi đóng góp, cho dù
nó đơn giản đến mức nào. Tóm lại, chính những câu hỏi đơn giản đó sẽ tạo
điều kiện tốt nhất cho mọi người thấu hiểu được vấn đề mà bạn đang thuyết
trình.
CỤ THỂ HÓA VẤN ĐỀ
Các nhà lãnh đạo cấp cao thường bị đả kích hoặc chỉ trích về việc họ đưa
ra những chỉ đạo quá mập mờ và thiếu thực tế. Điều đó dẫn đến việc nhân