DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 101

100

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

Đến năm 1923, Lê Hồng Sơn cùng đồng chí của mình lập ra Tâm

Tâm Xã và qua năm sau kết nạp thêm Phạm Hồng Thái. Sau khi mưu
sát Merlin không thành công, Phạm Hồng Thái lao mình hy sinh dưới
dòng Châu Giang, còn Lê Hồng Sơn xin thi vào trường quân sự Hoàng
Phố. Lúc này, lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam đang chuẩn bị một
bước chuyển mới. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc sang Trung Quốc tìm
gặp cụ Phan. Trong thư gửi Chủ tịch Đoàn quốc tế Cộng sản đề ngày
18/12/1924, Nguyễn Ái Quốc có báo cáo lại buổi gặp gỡ quan trọng này:

“Tôi đã gặp tại đây vài ba nhà cách mạng quốc gia Việt Nam, trong

số đó có một người đã rời xứ sở từ 20 năm nay. Trong thời gian đó, ông
ta đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp. Tất cả những cuộc nổi dậy
ấy đều đưa tới cái chết của mấy sĩ quan và binh lính Pháp, sự chiếm đoạt
mấy khẩu súng và sự thất bại của ông ta vì ông ta không được sự giúp
đỡ và viện trợ.

Mục đích duy nhất của ông ta là trả thù cho nước nhà đang bị bọn

Pháp tàn sát. Ông ta không hiểu chính trị và lại càng không hiểu tổ chức
quần chúng. Trong cuộc thảo luận, tôi đã giải thích cho ông ta hiểu sự cần
thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không cơ sở. Ông ta
đã đồng ý. Và đây là những công việc mà chúng tôi bắt đầu tiến hành:

a) Tôi đã vạch kế hoạch tổ chức và xin gửi bản sao theo đây.
b) Sau khi tán thành kế hoạch này, ông ta đã đưa cho tôi bản danh sách

của 14 người Việt Nam cùng ông ta hoạt động bấy lâu”

(1)

. Trong

danh sách này chúng ta thấy có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê
Hồng Phong, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt,
Lâm Đức Thụ… những người làm nòng cốt cho Cộng sản đoàn. Đây
là những bước đầu tiên, để sau đó Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt
Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Lê Hồng Sơn trở thành
người trợ thủ đắc lực của Nguyễn Ái Quốc. Anh tham gia tổ chức
xuất bản báo Thanh Niên và cùng Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn
luyện cán bộ để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
và cũng là thành viên của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á

(1)

Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam- Phạm Xanh - NXB Thông

tin lý Luận 1990, trang 108-109.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.