DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 111

110

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

khác nên chúng đưa về Hỏa Lò

(1)

giam chung với người lớn - trái với

pháp luật mà chúng đã đặt ra. Thời gian này, các học trò làm đơn xin
ân xá cho anh nhưng không được nhà cầm quyền chấp thuận. Suốt bốn
năm bị giam cầm, chịu đựng biết bao ngón đòn tra tấn kiểm hóc, sức
khỏe của anh kiệt dần. Sợ anh chết trong tù, ngày 16/5/1930, chúng thả
tự do cho anh với điều kiện cha mẹ phải lãnh về trông nom. Ra khỏi tù,
gia đình chạy biết bao thuốc thang nhưng bệnh tật ngày một trầm trọng
hơn. Ngày 24/4/1935 Phạm Tất Đắc trút hơi thở cuối cùng tại nhà ở phố
Luro (nay là phố Lê Ngọc Hân - Hà Nội). Lúc đó anh mới 26 xuân, nhưng
tinh thần ái quốc trong Chiêu hồn nước của anh sống mãi với non sông:

Hồn hỡi hồn! Hồn về hồn hỡi!
Hồn hỡi hồn! Hồn hỡi hồn ơi!
Đêm khuya cảnh vắng êm trời
Khôn thiêng chăng hỡi hồn ơi hồn về!

Và cũng từ tập thơ này nhiều tầng lớp thanh niên thời đó đã được

giác ngộ tinh thần yêu nước.

(1)

Đây là khu đất của làng Phụ Khánh xưa, trước đây chuyên làm ấm đất và các loại hỏa lò

bằng đất nên còn có tên là làng Hỏa Lò. Khi Pháp đến dân làng này được chuyển xuống làng

Thể Giao, để lấy khu đất xây tòa án và nhà lao. Công việc xây dựng tiến hành vào năm 1906.

Con đường phố qua trước cổng nhà ngục Hỏa Lò, ngăn đôi một nên là nhà ngục, một bên là

Tòa án, dài 160 mét, được đặt tên Hỏa Lò (thời Pháp là Rue de la rison). Hiện nay, khu nhà

giam Hỏa Lò đã phá bỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.