134
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Đó cũng là mơ ước bấy lâu mà anh Nghiêm đã mong đợi. Từ đây,
với uy tín của mình, anh Nghiêm đã vận động thêm khá nhiều người
lao khổ đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hình ảnh một thanh niên có
gương mặt đôn hậu, da trắng, môi son, dong dỏng cao, thường mặc áo
dài thâm, đội mũ trắng, đi guốc mộc đã đi vào trí nhớ yêu mến của dân
cày. Tháng 5/1930, anh là người đầu tiên được cử làm bí thư tỉnh Đảng
bộ Quảng Ngãi.
Để có điều kiện cho tổ chức hoạt động, anh đã bán phần đất riêng của
gia đình được 600 đồng, mua một chiếc xe đạp cho bộ phận giao thông
liên lạc và xây dựng được bốn tờ báo của tỉnh là Sống chung, Dân cày, Bạn
gái, Tiến lên. Không chỉ là người diễn thuyết giỏi, khiêm tốn, hòa nhã mà
Nguyễn Nghiêm còn có khả năng làm thơ. Anh rất có ý thức trong việc
dùng sáng tác văn học để tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần
chúng. Bài thơ Cổ động đấu tranh của anh đã thắp lên niềm tin trong nhân
dân Quảng Ngãi từ những tháng ngày đen tối nhất:
... Dân Việt Nam đang lúc trầm luân
Ách nô lệ ngày lần thêm nỗi khổ
Đế quốc Pháp mượn danh “bảo hộ”
Đè nén ta cực khổ trăm đường
Hút máu me, rồi gặm đến xương
Dân chúng chịu lầm than khôn xiết kể!
Lòng căm tức quyết dời non lấp bể
Đem thân ra mà luyện đá vá trời
Cờ chỉ huy phất phới khắp nơi nơi
Xông pháo đạn quyết đòi quyền lợi lại
Chẳng quản trẻ, già, trai, gái
Họa lớn này là cái họa chung
Hè cùng nhau đứng dậy đùng đùng
Nương dưới bóng cờ hồng xông lướt tới!
...
Khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra ở hai huyện Nam Đàn, Thanh
Chương thì tại vùng đất “Gái lòng son không bằng tô don Vạn Tượng”,
Nguyễn Nghiêm cũng đã phát động quần chúng hưởng ứng theo. Mở