132
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
quà cáp đến mừng Trác còn có nhiều thơ phú của bạn bè cũ. Rượu vào
lời ra. Tiếng nói cười rôm rả. Một ca nhi õng ẹo đứng lên ngâm mấy câu
“lẩy kiều”
(1)
của một thực khách vốn là bạn cũ tặng chủ nhân:
Kể từ lạc nước bước ra
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa?
Tiếng ngâm vừa dứt, mặt Trác đang tươi rói bỗng tái ngắt, xám xịt.
Ai đó đã đánh trúng tim đen bản chất hai mặt, lá phải lá trái của Trác.
Cuộc liên hoan nhạt nhẽo dần và tự động giải tán không kèn không
trống! Trác không hề biết rằng, cũng trong lúc ấy, cách đó không xa,
tại làng Tân Hội, có một người cộng sản đang say sưa hô hào quần
chúng đứng lên làm cuộc cách mạng để đổi đời. Giọng nói da diết
của anh âm vang như tiếng sóng bên sông sông Trà Khúc... Và hắn
cũng hoàn toàn không ngờ rằng chính anh sẽ là người khiến hắn phải
mất ăn mất ngủ.
Chàng thanh niên ấy là Nguyễn Nghiêm, sinh năm 1903 tại làng Tân
Phong, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) - vùng đất từng tự
hào với đặc sản “Cá bống sông Trà/ Mạch nha Thi Phổ”. Anh là con trai của
cụ Nguyễn Tuyên, đậu tú tài và tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục. Chính thái độ sống của cha đã ảnh hưởng đến nhân cách của anh.
Năm 1908, cụ Tuyên đứng vào hàng ngũ của những người nông dân
chống sưu thuế nên bị thực dân Pháp kết án chín năm tù, đày ra Côn
Đảo. Vì thế ngay từ thuở nhỏ anh đã có tư tưởng ghét Tây.
Năm 1926, anh cùng với Trương Quang Trọng, Nguyễn Thiệu lập ra
Hội Công ái, rồi gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội. Đây là tổ chức do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng
6/1926 tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 5/1929, Trương Quang
Trọng cùng với Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Thiệu, Võ Mai đại diện cho kỳ
(1)
Lẩy Kiều: hoặc tập Kiều là lấy một câu 6 ở đoạn này ghép với một câu 8 cùng vần ở đoạn
khác; nếu thấy chưa đủ ý để diễn đạt một sự vật nào đó thì cứ thế tiếp tục. Đây là một thứ chơi
chữ khá phổ biến của ông cha ta ngày trước nên số lượng các câu, bài lẩy Kiều khá phong phú”
(Thú chơi chữ- Lê Trung Hoa, Hồ Lê- NXB Trẻ 1990, trang 232)