150
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
LÝ TỰ TRỌNG
Bất tử tuổi 17
Khám Lớn Sài Gòn bắt đầu xây
dựng từ năm 1886, đến năm 1890 mới
hoàn thành - rồi khoảng năm 1954 phá
bỏ, để sau này xây dựng thành thư viện
- mà nay có tên là thư viện Khoa học
tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Trên
một trăm năm đen tối của lịch sử, nơi
ấy đã giam cầm, giết hại biết bao người
yêu nước. Duy chỉ có một người tử tù
trong lúc chờ ngày lên máy chém đã
học thuộc Truyện Kiều. Người đó là Lý
Tự Trọng. Sau này, cố Chủ tịch Hội
đồng Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
có kể lại: “Khi tôi đến xà lim án chém
Khám lớn Sài Gòn, xà lim có ba người
thường phạm cũng án xử tử. Tôi vào,
họ biết tôi là tù chính trị, ngay từ phút
đầu đã tỏ ra có cảm tình với tôi. Họ bảo tôi:”- Ngày trước “Ông Nhỏ”
Lý Tự Trọng cũng ở đây. Còn quyển Truyện Kiều của ông nhỏ đó!”. Nhà
thơ lớn của dân tộc theo người cộng sản vào tận xà lim án chém đến tận
giờ lên máy chém”.
Tượng Lý Tự Trọng (1915-1931)
tại thư viện khoa học tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh